Danh mục hàng dự trữ quốc gia là gì? Ai có thẩm quyền điều chỉnh Danh mục hàng dự trữ quốc gia?
Danh mục hàng dự trữ quốc gia là gì?
Danh mục hàng dự trữ quốc gia được giải thích tại khoản 4 Điều 4 Luật Dự trữ quốc gia 2012 dưới đây:
Dự trữ quốc gia là dự trữ vật tư, thiết bị, hàng hóa do Nhà nước quản lý, nắm giữ.
...
4. Danh mục hàng dự trữ quốc gia là tên nhóm hàng hóa, tên vật tư, tên thiết bị dự trữ quốc gia.
Như vậy, theo quy định trên, danh mục hàng dự trữ quốc gia được hiểu là tên nhóm hàng hóa, tên vật tư, tên thiết bị dự trữ quốc gia.
Danh mục hàng dự trữ quốc gia là gì? (Hình từ Internet)
Ai có quyền điều chỉnh Danh mục hàng dự trữ quốc gia?
Quyền điều chỉnh Danh mục hàng dự trữ quốc gia được quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Dự trữ quốc gia 2012 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội
1. Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quyết định chính sách phát triển dự trữ quốc gia, định hướng nguồn lực dự trữ quốc gia, phê duyệt kế hoạch 5 năm về dự trữ quốc gia;
b) Quyết định mức phân bổ ngân sách trung ương cho dự trữ quốc gia hằng năm.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quyết định mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho dự trữ quốc gia hằng năm (nếu có);
b) Quyết định ngân sách trung ương mua bù hàng dự trữ quốc gia đã xuất cấp;
c) Điều chỉnh Danh mục hàng dự trữ quốc gia.
Theo quy định trên, Ủy ban thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Quyết định mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho dự trữ quốc gia hằng năm (nếu có);
- Quyết định ngân sách trung ương mua bù hàng dự trữ quốc gia đã xuất cấp;
- Điều chỉnh Danh mục hàng dự trữ quốc gia.
Như vậy, Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền điều chỉnh Danh mục hàng dự trữ quốc gia.
Ngoài ra, Ủy ban thường vụ Quốc hội còn có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Quyết định mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho dự trữ quốc gia hằng năm (nếu có);
- Quyết định ngân sách trung ương mua bù hàng dự trữ quốc gia đã xuất cấp.
Mặt hàng thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia phải đáp ứng mục tiêu, tiêu chí gì?
Mặt hàng thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia phải đáp ứng mục tiêu, tiêu chí theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Dự trữ quốc gia 2012 như sau:
Danh mục hàng dự trữ quốc gia
1. Các mặt hàng thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia phải đáp ứng mục tiêu dự trữ quốc gia quy định tại Điều 3 của Luật này và một trong các tiêu chí sau đây:
a) Là mặt hàng chiến lược, thiết yếu, có tần suất sử dụng nhiều, có tác dụng ứng phó kịp thời trong tình huống đột xuất, cấp bách;
b) Là mặt hàng đặc chủng, không thể thay thế;
c) Là vật tư, thiết bị, hàng hóa bảo đảm quốc phòng, an ninh mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất lượng, chủng loại.
2. Danh mục hàng dự trữ quốc gia bao gồm các nhóm hàng sau đây:
a) Lương thực;
b) Vật tư, thiết bị cứu hộ, cứu nạn;
c) Vật tư thông dụng động viên công nghiệp;
d) Muối trắng;
đ) Nhiên liệu;
e) Vật liệu nổ công nghiệp;
g) Hạt giống cây trồng;
h) Thuốc bảo vệ thực vật;
i) Hóa chất khử khuẩn, khử trùng làm sạch môi trường, xử lý nguồn nước sinh hoạt và trong nuôi trồng thủy sản;
k) Thuốc phòng, chống dịch bệnh cho người;
l) Thuốc phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, cây trồng, nuôi trồng thủy sản;
m) Vật tư, thiết bị, hàng hóa phục vụ quốc phòng, an ninh.
3. Trong trường hợp cần điều chỉnh Danh mục hàng dự trữ quốc gia, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.
Theo quy định trên, các mặt hàng thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia phải đáp ứng mục tiêu dự trữ quốc gia quy định tại Điều 3 Luật Dự trữ quốc gia 2012, cụ thể:
- Nhà nước hình thành, sử dụng dự trữ quốc gia nhằm chủ động đáp ứng yêu cầu đột xuất, cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh; phục vụ quốc phòng, an ninh.
Và một trong các tiêu chí sau đây:
- Là mặt hàng chiến lược, thiết yếu, có tần suất sử dụng nhiều, có tác dụng ứng phó kịp thời trong tình huống đột xuất, cấp bách;
- Là mặt hàng đặc chủng, không thể thay thế;
- Là vật tư, thiết bị, hàng hóa bảo đảm quốc phòng, an ninh mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất lượng, chủng loại.
Danh mục hàng dự trữ quốc gia bao gồm các nhóm hàng sau đây:
(1) Lương thực;
(2) Vật tư, thiết bị cứu hộ, cứu nạn;
(3) Vật tư thông dụng động viên công nghiệp;
(4) Muối trắng;
(5) Nhiên liệu;
(6) Vật liệu nổ công nghiệp;
(7) Hạt giống cây trồng;
(8) Thuốc bảo vệ thực vật;
(9) Hóa chất khử khuẩn, khử trùng làm sạch môi trường, xử lý nguồn nước sinh hoạt và trong nuôi trồng thủy sản;
(10) Thuốc phòng, chống dịch bệnh cho người;
(11) Thuốc phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, cây trồng, nuôi trồng thủy sản;
(12) Vật tư, thiết bị, hàng hóa phục vụ quốc phòng, an ninh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?