Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay bao gồm mấy cấp? Ai có trách nhiệm theo dõi, cập nhật các danh mục này?

Tôi muốn hỏi danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay bao gồm mấy cấp? Ai có trách nhiệm theo dõi, cập nhật các danh mục này? Quy định về lĩnh vực giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân gồm những nội dung gì? Anh Khoán (Quảng Bình) đặt câu hỏi.

Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm mấy cấp?

Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm mấy cấp?

Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm mấy cấp? (Hình từ Internet)

Theo Điều 1 Quyết định 01/2017/QĐ-TTg quy định như sau:

Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân cấp I, cấp II và cấp III:
- Cấp I: Trình độ giáo dục, đào tạo;
- Cấp II: Lĩnh vực giáo dục, đào tạo;
- Cấp III: Nhóm chương trình, nhóm ngành, nhóm nghề giáo dục, đào tạo. Phụ lục chi tiết kèm theo.

Như vậy, về Danh mục giáo dục đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân gồm 03 cấp chính là cấp I, cấp II và cấp III.

Bên cạnh đó, tại Điều 2 Quyết định 01/2017/QĐ-TTg quy định việc phân công nhiệm vụ của các cơ quan sau đây:

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi, cập nhật và hướng dẫn Danh mục giáo dục, đào tạo cấp I, cấp II và cấp III.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo chức năng, nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành, cập nhật và hướng dẫn Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV phù hợp với yêu cầu quản lý giáo dục, đào tạo.

Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân cấp I, cấp II gồm những gì?

Về danh mục giáo dục, đào tạo cấp I và cấp II được quy định tại Phần I Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 01/2017/QĐ-TTg:

Quy định về lĩnh vực giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân gồm những nội dung gì?

Theo Mục B Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 01/2017/QĐ-TTg có quy định như sau:

LĨNH VỰC GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO
01. Chương trình cơ bản: Gồm Chương trình giáo dục mầm non; chương trình giáo dục tiểu học; Chương trình giáo dục trung học cơ sở; Chương trình giáo dục trung học phổ thông.
08. Chương trình xóa mù: Gồm Chương trình xóa mù.
09. Chương trình giáo dục chuyên biệt: Gồm Chương trình giáo dục chuyên biệt.
14. Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên: Là lĩnh vực đào tạo bao gồm các nhóm ngành, nghề tập trung vào nguyên lý, lý thuyết, thực hành dạy và học tập ở các bậc học, trình độ đào tạo và dịch vụ hỗ trợ, quản lý và nghiên cứu có liên quan.
21. Nghệ thuật: Là lĩnh vực đào tạo bao gồm các nhóm ngành, nghề tập trung vào hoạt động sáng tác, chuyển thể và trình diễn các loại hình mỹ thuật, nghệ thuật trình diễn, nghệ thuật nghe nhìn và mỹ thuật khác nhau.
22. Nhân văn: Là lĩnh vực đào tạo bao gồm các nhóm ngành, nghề tập trung vào ngôn ngữ, văn học, văn hóa Việt Nam và nước ngoài.
31. Khoa học xã hội và hành vi: Là lĩnh vực đào tạo bao gồm các nhóm ngành, nghề tập trung vào các hệ thống xã hội, những thể chế và hành vi xã hội bao gồm lịch sử, địa lý, chính trị, kinh tế, xã hội, dân tộc và quyền con người.
32. Báo chí và thông tin: Là lĩnh vực đào tạo bao gồm các nhóm ngành, nghề tập trung vào việc sản xuất, sử dụng, dịch thuật những thông điệp và việc thể hiện nội dung và hình thức trên các phương tiện truyền thông, phù hợp với bối cảnh, văn hóa khác nhau; lưu trữ và phát hành, khai thác, sử dụng các nguồn thông tin khác nhau.
34. Kinh doanh và quản lý: Là lĩnh vực đào tạo bao gồm các nhóm ngành, nghề tập trung vào tổ chức và quản lý doanh nghiệp, hỗ trợ kỹ thuật và nghiên cứu ứng dụng liên quan đến hoạt động, vận hành doanh nghiệp, mua bán hàng hóa và dịch vụ.
38. Pháp luật: Là lĩnh vực đào tạo bao gồm các nhóm ngành, nghề tập trung vào lý thuyết và thực hành hệ thống pháp luật bao gồm các quy định pháp luật, hành chính, những cấu phần pháp luật của luật dân sự và luật hình sự; hoạt động hỗ trợ và dịch vụ pháp lý.
42. Khoa học sự sống: Là lĩnh vực đào tạo bao gồm các nhóm ngành khoa học trong lĩnh vực sinh học để chuẩn bị cho các cá nhân thực hiện hoạt động nghiên cứu sinh học và nghề nghiệp ứng dụng.
44. Khoa học tự nhiên: Là lĩnh vực đào tạo bao gồm các nhóm ngành đào tạo tập trung vào việc nghiên cứu các nguyên lý, lý thuyết về các vật thể, không gian, các quá trình vật chất và năng lượng và các hiệu ứng có liên quan.
46. Toán và thống kê: Là lĩnh vực khoa học bao gồm các nhóm ngành tập trung vào việc nghiên cứu một cách hệ thống ngôn ngữ ký hiệu logic và những ứng dụng của chúng.
48. Máy tính và công nghệ thông tin: Là lĩnh vực đào tạo bao gồm các nhóm ngành, nghề tập trung vào các ngành khoa học về máy tính và thông tin, hệ điều hành, hệ thống mạng máy tính, truyền thông dữ liệu, và an toàn hệ thống, công nghệ thông tin và ứng dụng.
51. Công nghệ kỹ thuật: Là lĩnh vực đào tạo bao gồm các nhóm ngành, nghề chủ yếu là áp dụng những nguyên lý và kỹ năng kỹ thuật trong việc hỗ trợ kỹ thuật và những dự án có liên quan.
52. Kỹ thuật: Là lĩnh vực đào tạo bao gồm các nhóm ngành chủ yếu là áp dụng toán học và các nguyên lý khoa học để giải quyết các bài toán trong thực tế.
54. Sản xuất và chế biến: Là lĩnh vực đào tạo bao gồm các nhóm ngành, nghề tập trung vào quy trình sản xuất, chế biến các loại sản phẩm phục vụ ăn uống và tiêu dùng.
58. Kiến trúc và xây dựng: Là lĩnh vực đào tạo bao gồm các nhóm ngành, nghề tập trung vào việc áp dụng các nguyên lý toán học kỹ thuật và mỹ thuật trong việc thiết kế, quy hoạch, xây dựng, giám sát và vận hành, duy tu, bảo dưỡng các công trình dân dụng và công nghiệp.
62. Nông, lâm nghiệp và thủy sản: Là lĩnh vực đào tạo bao gồm các nhóm ngành, nghề tập trung vào việc áp dụng kiến thức chuyên sâu, các phương pháp và kỹ thuật để quản lý, vận hành các hoạt động nuôi trồng, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
64. Thú y: Là lĩnh vực đào tạo bao gồm các nhóm ngành, nghề tập trung vào việc áp dụng các nguyên lý cơ bản của sinh học trong chẩn đoán, xác định nguyên nhân và nguồn gốc của bệnh, biện pháp điều trị cũng như nghiên cứu sản xuất, phân phối và quản lý các loại thuốc phục vụ phòng, chống và điều trị bệnh vật nuôi.
72. Sức khỏe: Là lĩnh vực đào tạo bao gồm các nhóm ngành, nghề tập trung vào việc áp dụng các nguyên lý cơ bản của sinh học trong chẩn đoán, xác định nguyên nhân và nguồn gốc của bệnh, biện pháp điều trị, chăm sóc và phục hồi chức năng, dự phòng và kiểm soát bệnh tật, quản lý và nâng cao sức khỏe; nghiên cứu sản xuất, phân phối, quản lý và sử dụng các loại thuốc phục vụ phòng, chống và điều trị bệnh cho con người.
76. Dịch vụ xã hội: Là lĩnh vực đào tạo bao gồm các nhóm ngành, nghề tập trung vào việc phân tích, quản lý và cung cấp các chương trình và dịch vụ xã hội.
81. Du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân: Là lĩnh vực đào tạo bao gồm các nhóm ngành, nghề tập trung vào các chức năng quản lý, hỗ trợ kỹ thuật và nghiên cứu ứng dụng liên quan đến tổ chức vận hành các doanh nghiệp du lịch lữ hành, nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ cá nhân.
84. Dịch vụ vận tải: Là lĩnh vực đào tạo bao gồm các nhóm ngành, nghề tập trung vào việc áp dụng các nguyên lý, lý thuyết và thực hành tổ chức và quản lý doanh nghiệp khai thác và vận chuyển hành khách và hàng hóa.
85. Môi trường và bảo vệ môi trường: Là lĩnh vực đào tạo bao gồm các nhóm ngành, nghề tập trung vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác nhau và các lĩnh vực quản lý, bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
86. An ninh, quốc phòng: Là lĩnh vực đào tạo bao gồm các nhóm ngành, nghề tập trung vào các nguyên lý, thủ tục đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn cho xã hội; các học thuyết, chiến lược quân sự và các hoạt động quân sự bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển, trên không và trên đất liền.
90*. Khác: Bao gồm tất cả các lĩnh vực đào tạo không thuộc các lĩnh vực đào tạo ở trên.

Theo đó, các lĩnh vực giáo dục, đào tạo được nêu rõ cụ thể tại Mục B như trên và có định nghĩa cho từng lĩnh vực này.

Giáo dục quốc dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân gồm những cơ sở nào?
Pháp luật
Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay bao gồm mấy cấp? Ai có trách nhiệm theo dõi, cập nhật các danh mục này?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo dục quốc dân
3,528 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giáo dục quốc dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giáo dục quốc dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào