Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” là gì? Ai có thẩm quyền xem xét và công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” trong Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” là gì?
- Cần tiêu chuẩn gì để được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”?
- Ai có thẩm quyền xem xét và công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” trong Quân đội nhân dân Việt Nam ?
- Quy trình xét khen thưởng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”cấp Bộ Quốc phòng như thế nào?
Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 có quy định về các danh hiệu thi đua đối với cá nhân như sau:
Danh hiệu thi đua đối với cá nhân
1. “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.
2. Chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh.
3. “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.
4. “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”.
Theo đó, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” là một trong những danh hiệu thi đua đối với cá nhân được trao tặng khi cá nhân đảm bảo điều kiện theo quy định pháp luật.
Như vậy, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” là một trong những danh hiệu dành tặng cho cá nhân có thành tích.
Cần tiêu chuẩn gì để được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 như sau:
Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”
1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” để tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu được lựa chọn trong số những cá nhân có 02 lần liên tục được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh;
b) Có sáng kiến đã được áp dụng hiệu quả và có khả năng nhân rộng trong toàn quốc hoặc có đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu và áp dụng hiệu quả, có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc.
2. Người đứng đầu Bộ, ban, ngành, tỉnh xem xét, công nhận hiệu quả và khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc của sáng kiến, đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, công nhận sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc.
Theo đó, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” để tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây:
Tiêu chuẩn (1) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu được lựa chọn trong số những cá nhân có 02 lần liên tục được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh;
Tiêu chuẩn (2) Có sáng kiến đã được áp dụng hiệu quả và có khả năng nhân rộng trong toàn quốc hoặc có đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu và áp dụng hiệu quả, có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc.
Như vậy, những cá nhân khi đạt hai tiêu chuẩn (1) và (2) nêu trên thì sẽ được trao tặng Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.
Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” là gì? Ai có thẩm quyền xem xét và công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” trong Quân đội nhân dân Việt Nam? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền xem xét và công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” trong Quân đội nhân dân Việt Nam ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 118/2023/TT-BQP về tiêu chuẩn danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” trong Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”
1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” để tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Thi đua, khen thưởng.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, công nhận hiệu quả và khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc của sáng kiến, đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ; công nhận sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc.
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Quy trình xét khen thưởng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”cấp Bộ Quốc phòng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 Thông tư 118/2023/TT-BQP, về quy trình xét khen thưởng cấp Bộ Quốc phòng như sau:
Quy trình xét khen thưởng cấp Bộ Quốc phòng
...
3. Danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động” và danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”
a) Cơ quan thường trực Ban Thư ký Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Quốc phòng thẩm định hồ sơ, gửi văn bản xin ý kiến các cơ quan chức năng; tổng hợp, báo cáo Ban Thư ký xem xét, đề xuất với Cơ quan thường trực Hội đồng.
b) Cơ quan thường trực Hội đồng họp xem xét, báo cáo Hội đồng.
c) Hội đồng họp xem xét, bỏ phiếu kín.
d) Căn cứ kết quả phiếu tín nhiệm của Hội đồng, Tổng cục Chính trị trình Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương xem xét.
đ) Căn cứ kết luận của Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ.
...
Theo đó, Quy trình xét khen thưởng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”cấp Bộ Quốc phòng sẽ được thực hiện như sau:
(1) Cơ quan thường trực Ban Thư ký Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Quốc phòng thẩm định hồ sơ, gửi văn bản xin ý kiến các cơ quan chức năng; tổng hợp, báo cáo Ban Thư ký xem xét, đề xuất với Cơ quan thường trực Hội đồng.
(2) Cơ quan thường trực Hội đồng họp xem xét, báo cáo Hội đồng.
(3) Hội đồng họp xem xét, bỏ phiếu kín.
(4) Căn cứ kết quả phiếu tín nhiệm của Hội đồng, Tổng cục Chính trị trình Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương xem xét.
(5) Căn cứ kết luận của Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ.
Tóm lại, Quy trình xét khen thưởng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”cấp Bộ Quốc phòng sẽ bao gồm:
Thẩm định hồ sơ >>> gửi văn bản xin ý kiến >>> xem xét, đề xuất với Cơ quan thường trực Hội đồng >>> xem xét, báo cáo Hội đồng >>> Xem xét, bỏ phiếu kín >>> Tổng cục Chính trị trình Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương xem xét >>> Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?
- Cơ quan nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi nào? Công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử gồm những hoạt động nào?
- Ngày 28 11 là ngày sinh của ai? 28/11/2024 là thứ mấy? 28 11 2024 có phải ngày lễ lớn ở Việt Nam hay không?