Đánh giá nội bộ về mức đủ vốn là gì? Việc đánh giá nội bộ về mức đủ vốn của ngân hàng thương mại phải đảm bảo yêu cầu nào?
Đánh giá nội bộ về mức đủ vốn là gì?
Đánh giá nội bộ về mức đủ vốn được giải thích tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 13/2018/TT-NHNN là việc tự đánh giá mức đủ vốn đảm bảo tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ an toàn vốn và đạt được yêu cầu đề ra của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Đánh giá nội bộ về mức đủ vốn (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm giám sát Tổng giám đốc ngân hàng thương mại tổ chức thực hiện đánh giá nội bộ về mức đủ vốn?
Ai có trách nhiệm giám sát Tổng giám đốc ngân hàng thương mại tổ chức thực hiện đánh giá nội bộ về mức đủ vốn, thì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Thông tư 13/2018/TT-NHNN như sau:
Giám sát của quản lý cấp cao đối với đánh giá nội bộ về mức đủ vốn
1. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của ngân hàng thương mại giám sát Tổng giám đốc (Giám đốc) trong việc:
a) Tổ chức thực hiện đánh giá nội bộ về mức đủ vốn;
b) Xử lý, khắc phục các tồn tại, hạn chế của đánh giá nội bộ về mức đủ vốn theo yêu cầu, kiến nghị của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức kiểm toán độc lập và các cơ quan chức năng khác;
c) Các nội dung khác do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên quy định.
2. Tổng giám đốc (Giám đốc) của ngân hàng thương mại giám sát, chỉ đạo các cá nhân, bộ phận trên cơ sở đề xuất, tham mưu của Hội đồng quản lý vốn trong việc:
a) Thực hiện đánh giá nội bộ về mức đủ vốn;
b) Thực hiện chỉ đạo của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên về việc xử lý, khắc phục các tồn tại, hạn chế về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn theo yêu cầu, kiến nghị của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức kiểm toán độc lập và các cơ quan chức năng khác;
c) Các nội dung khác do ngân hàng thương mại quy định.
3. Tổng giám đốc (Giám đốc) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài giám sát các cá nhân, bộ phận theo quy định của ngân hàng mẹ trong việc:
a) Thực hiện đánh giá nội bộ về mức đủ vốn;
b) Xử lý, khắc phục các tồn tại, hạn chế của đánh giá nội bộ về mức đủ vốn theo yêu cầu, kiến nghị của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức kiểm toán độc lập và các cơ quan chức năng khác.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của ngân hàng thương mại có trách nhiệm giám sát Tổng giám đốc ngân hàng thương mại tổ chức thực hiện đánh giá nội bộ về mức đủ vốn.
Việc đánh giá nội bộ về mức đủ vốn của ngân hàng thương mại phải đảm bảo yêu cầu nào?
Việc đánh giá nội bộ về mức đủ vốn của ngân hàng thương mại phải đảm bảo yêu cầu được quy định tại khoản 1 Điều 59 Thông tư 13/2018/TT-NHNN như sau:
Yêu cầu, nội dung đánh giá nội bộ về mức đủ vốn
1. Việc đánh giá nội bộ về mức đủ vốn phải đảm bảo:
a) Tuân thủ quy định về tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng Nhà nước;
b) Duy trì tỷ lệ an toàn vốn mục tiêu trong kịch bản hoạt động bình thường và kịch bản có diễn biến bất lợi;
c) Phù hợp với khẩu vị rủi ro và trên cơ sở diễn biến của các rủi ro trọng yếu;
d) Làm cơ sở cho việc xây dựng, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
đ) Thực hiện định kỳ tối thiểu hằng năm và đột xuất khi có thay đổi về môi trường kinh doanh, các yếu tố có thể tác động đến rủi ro, nguồn vốn dẫn đến không đáp ứng được chỉ tiêu về vốn của khẩu vị rủi ro.
2. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện đánh giá nội bộ mức đủ vốn cho tối thiểu 03 năm nhưng không quá 05 năm tiếp theo theo các bước như sau:
a) Thực hiện đo lường rủi ro đối với các loại rủi ro trọng yếu và xác định vốn kinh tế theo kế hoạch kinh doanh theo hướng dẫn tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thực hiện kiểm tra sức chịu đựng về vốn để xác định vốn kinh tế trong kịch bản có diễn biến bất lợi;
c) Xác định vốn mục tiêu, vốn tự có dự kiến theo hướng dẫn tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Lập kế hoạch vốn;
đ) Giám sát về mức đủ vốn để quản lý vốn theo vốn mục tiêu và điều chỉnh kế hoạch vốn (khi cần thiết);
e) Rà soát quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn.
Như vậy, theo quy định trên thì việc đánh giá nội bộ về mức đủ vốn của ngân hàng thương mại phải đảm bảo yêu cầu sau:
- Tuân thủ quy định về tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng Nhà nước;
- Duy trì tỷ lệ an toàn vốn mục tiêu trong kịch bản hoạt động bình thường và kịch bản có diễn biến bất lợi;
- Phù hợp với khẩu vị rủi ro và trên cơ sở diễn biến của các rủi ro trọng yếu;
- Làm cơ sở cho việc xây dựng, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Thực hiện định kỳ tối thiểu hằng năm và đột xuất khi có thay đổi về môi trường kinh doanh, các yếu tố có thể tác động đến rủi ro, nguồn vốn dẫn đến không đáp ứng được chỉ tiêu về vốn của khẩu vị rủi ro.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung phương án sử dụng đất kết hợp vào mục đích thương mại dịch vụ bao gồm những gì?
- Quyết định kỷ luật là gì? Mẫu quyết định thi hành kỷ luật công chức, viên chức mới nhất thuộc Bộ Tài chính?
- Hợp đồng bảo hiểm nhóm được sửa đổi bổ sung trong trường hợp nào? Nhóm tham gia hợp đồng bảo hiểm là nhóm nào?
- Người khiếu nại chỉ được ủy quyền cho ai? Người được ủy quyền khiếu nại có thể ký vào đơn khiếu nại thay cho người khiếu nại không?
- Tổ chức, cá nhân thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường thế nào theo quy định pháp luật về môi trường?