Đánh giá chương trình, dự án đầu tư trong Đầu tư công là gì? Nội dung đánh giá chương trình, dự án đầu tư bao gồm những gì?
Đánh giá chương trình, dự án đầu tư trong Đầu tư công là gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định:
Đánh giá chương trình, dự án đầu tư là hoạt động định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất nhằm xác định mức độ đạt được theo mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể so với quyết định đầu tư hoặc tiêu chuẩn đánh giá quy định của nhà nước tại một thời điểm nhất định.
Đánh giá chương trình, dự án đầu tư bao gồm:
+ Đánh giá ban đầu là đánh giá được thực hiện ngay sau khi bắt đầu thực hiện đầu tư chương trình, dự án nhằm xem xét tình hình thực tế của chương trình, dự án so với thời điểm phê duyệt để có biện pháp xử lý phù hợp.
+ Đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn là đánh giá được thực hiện vào thời điểm giữa kỳ theo tiến độ thực hiện đầu tư chương trình, dự án được phê duyệt hoặc sau khi kết thúc từng giai đoạn (đối với chương trình, dự án được thực hiện theo nhiều giai đoạn), nhằm xem xét quá trình thực hiện đầu tư chương trình, dự án từ khi bắt đầu triển khai, đề xuất các điều chỉnh cần thiết.
+ Đánh giá kết thúc là đánh giá được tiến hành ngay sau khi kết thúc thực hiện đầu tư chương trình, dự án nhằm xem xét các kết quả đạt được, rút ra các bài học kinh nghiệm.
+ Đánh giá tác động là đánh giá được thực hiện vào thời điểm thích hợp sau năm thứ 3 kể từ khi đưa chương trình, dự án vào vận hành, nhằm làm rõ hiệu quả, tính bền vững và tác động kinh tế - xã hội so với mục tiêu đặt ra ban đầu.
+ Đánh giá đột xuất là đánh giá được thực hiện trong những trường hợp có những vướng mắc, khó khăn, tác động phát sinh ngoài dự kiến trong quá trình thực hiện đầu tư chương trình, dự án.
Đánh giá chương trình, dự án đầu tư trong Đầu tư công là gì? Nội dung đánh giá chương trình, dự án đầu tư bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Đánh giá chương trình đầu tư công cần thực hiện những đánh giá nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 76 Luật Đầu tư công 2024 quy định:
Đánh giá chương trình, dự án
1. Đánh giá chương trình, dự án bao gồm đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn, đánh giá kết thúc, đánh giá tác động và đánh giá đột xuất.
2. Đối với chương trình đầu tư công, phải thực hiện đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động.
3. Đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A phải thực hiện đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động.
4. Đối với dự án nhóm B, nhóm C phải thực hiện đánh giá kết thúc và đánh giá tác động.
5. Ngoài quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này, cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công quyết định thực hiện đánh giá khác quy định tại khoản 1 Điều này khi cần thiết.
Như vậy, khi đánh giá chương trình đầu tư công thì phải thực hiện đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động.
Ngoài ra người có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công có quyền quyết định thực hiện các đánh giá khác khi cần thiết.
Nội dung đánh giá chương trình, dự án đầu tư bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 77 Luật Đầu tư công 2024 quy định nội dung đánh giá chương trình,dự án như sau:
(1) Nội dung đánh giá ban đầu bao gồm:
+ Công tác chuẩn bị, tổ chức, huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình, dự án bảo đảm đúng mục tiêu, tiến độ đã được phê duyệt;
+ Những vướng mắc, phát sinh mới xuất hiện so với thời điểm phê duyệt chương trình, dự án;
+ Đề xuất các biện pháp giải quyết các vấn đề vướng mắc, phát sinh phù hợp với điều kiện thực tế.
(2) Nội dung đánh giá giữa kỳ hoặc đánh giá giai đoạn bao gồm:
+ Sự phù hợp của kết quả thực hiện chương trình, dự án so với mục tiêu đầu tư;
+ Mức độ hoàn thành khối lượng công việc đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch được phê duyệt;
+ Đề xuất các giải pháp cần thiết, kể cả việc điều chỉnh chương trình, dự án.
(3) Nội dung đánh giá kết thúc bao gồm:
+ Quá trình thực hiện chương trình, dự án: hoạt động quản lý thực hiện chương trình, dự án; kết quả thực hiện các mục tiêu của chương trình, dự án; các nguồn lực đã huy động; các lợi ích do chương trình, dự án mang lại cho những đối tượng thụ hưởng; các tác động, tính bền vững của chương trình, dự án;
+ Bài học rút ra sau quá trình thực hiện chương trình, dự án và đề xuất các khuyến nghị cần thiết; trách nhiệm của tổ chức tư vấn, cơ quan chủ quản, chủ chương trình, chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
(4) Nội dung đánh giá tác động của chương trình, dự án bao gồm:
+ Thực trạng kinh tế - kỹ thuật vận hành;
+ Tác động kinh tế - xã hội;
+ Tác động môi trường, sinh thái;
+ Tính bền vững của dự án;
+ Bài học rút ra từ chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, thực hiện, vận hành chương trình, dự án; trách nhiệm của tổ chức tư vấn, cơ quan chủ quản, chủ chương trình, chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
(5) Nội dung đánh giá đột xuất bao gồm:
+ Sự phù hợp của kết quả thực hiện chương trình, dự án đến thời điểm đánh giá so với mục tiêu đầu tư;
+ Mức độ hoàn thành khối lượng công việc đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch được phê duyệt;
+ Xác định những phát sinh ngoài dự kiến (nếu có), nguyên nhân phát sinh ngoài dự kiến và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
+ Ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của những phát sinh ngoài dự án đến việc thực hiện chương trình, dự án, khả năng hoàn thành các mục tiêu của chương trình, dự án;
+ Đề xuất các giải pháp cần thiết.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các trường hợp được miễn thi tốt nghiệp THPT mới nhất? Miễn thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh?
- Cách tính tiền nghỉ hưu trước tuổi cho cán bộ công chức cấp xã khi tinh giản biên chế theo Nghị định 29?
- Mẫu Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng dành cho chủ điểm là cá nhân?
- Viết đoạn văn miêu tả một món đồ chơi gắn bó với em lớp 3? Đoạn văn miêu tả một món đồ chơi gắn bó với em lớp 3 hay nhất, sinh động?
- Quyết định 614/QĐ-BVHTTDL quy định cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Xuất bản, In và Phát hành như thế nào?