Đánh giá chất lượng công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa dựa vào những căn cứ nào?
- Đánh giá chất lượng công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa dựa vào những căn cứ nào?
- Ai có quyền kiểm tra, nghiệm thu công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội theo chất lượng thực hiện?
- Thời gian kiểm tra, nghiệm thu công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa được quy định như thế nào?
Đánh giá chất lượng công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa dựa vào những căn cứ nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 08/2019/TT-BGTVT quy định đánh giá chất lượng công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa sau:
Kiểm tra, giám sát, đánh giá nghiệm thu công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội theo chất lượng thực hiện và khấu trừ kinh phí
1. Đánh giá chất lượng công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa căn cứ kết quả kiểm tra, giám sát hiện trường và hồ sơ tài liệu thực hiện của đơn vị hoặc nhà thầu, bao gồm:
a) Công tác nội nghiệp: kiểm tra, giám sát công tác ghi chép, lưu trữ và cập nhật số liệu trong hồ sơ, tài liệu, phần mềm máy tính và chế độ báo cáo trong quá trình thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa tại các đơn vị;
b) Công tác hiện trường: kiểm tra, giám sát, đánh giá theo tiêu chí công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa tại hiện trường;
c) Việc đánh giá, nghiệm thu căn cứ kết quả thực hiện của đơn vị hoặc nhà thầu thực hiện bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa thông qua kết quả kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này;
d) Xác định điểm công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa được thực hiện trên cơ sở đánh giá các hạng mục công việc đối với từng tiêu chí chất lượng theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Theo đó, đánh giá chất lượng công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa căn cứ kết quả kiểm tra, giám sát hiện trường và hồ sơ tài liệu thực hiện của đơn vị hoặc nhà thầu, bao gồm những căn cứ nêu trên.
Ai có quyền kiểm tra, nghiệm thu công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội theo chất lượng thực hiện?
Tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 08/2019/TT-BGTVT quy định thành phần kiểm tra, nghiệm thu công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa sau:
Kiểm tra, giám sát, đánh giá nghiệm thu công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội theo chất lượng thực hiện và khấu trừ kinh phí
...
2. Thành phần kiểm tra, nghiệm thu
a) Đối với kiểm tra đột xuất hoặc kiểm tra, nghiệm thu định kỳ tháng: Chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư hoặc tư vấn giám sát (nếu có) và đơn vị hoặc nhà thầu thực hiện bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa;
b) Đối với kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu giai đoạn (quý) hoặc hoàn thành: Chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư, tư vấn giám sát (nếu có) và đơn vị hoặc nhà thầu thực hiện bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa.
...
Như vậy, thành phần kiểm tra, nghiệm thu công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện bao gồm:
- Đối với kiểm tra đột xuất hoặc kiểm tra, nghiệm thu định kỳ tháng: Chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư hoặc tư vấn giám sát (nếu có) và đơn vị hoặc nhà thầu thực hiện bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa;
- Đối với kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu giai đoạn (quý) hoặc hoàn thành: Chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư, tư vấn giám sát (nếu có) và đơn vị hoặc nhà thầu thực hiện bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa.
Bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa (Hình từ Internet)
Thời gian kiểm tra, nghiệm thu công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa được quy định như thế nào?
Tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 08/2019/TT-BGTVT quy định thời gian kiểm tra, nghiệm thu công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa cụ thể:
Kiểm tra, giám sát, đánh giá nghiệm thu công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội theo chất lượng thực hiện và khấu trừ kinh phí
...
3. Thời gian kiểm tra, nghiệm thu:
a) Kiểm tra, nghiệm thu định kỳ tháng: Tổ chức thực hiện từ ngày 01 đến ngày 05 của tháng liền kề đối với tháng được nghiệm thu. Đối với tháng cuối cùng trong năm, tổ chức thực hiện từ ngày 25 tháng 12 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm;
b) Kiểm tra, nghiệm thu quý: Tổ chức thực hiện từ ngày 01 đến ngày 05 của tháng đầu trong quý liền kề đối với quý được nghiệm thu. Đối với quý IV, tổ chức thực hiện từ ngày 25 tháng 12 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm. Nghiệm thu quý là tổng hợp kết quả nghiệm thu các tháng trong quý;
c) Kiểm tra, nghiệm thu hoàn thành: Tổ chức thực hiện từ ngày 25 tháng 12 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm. Nghiệm thu hoàn thành là tổng hợp nghiệm thu các quý trong năm làm căn cứ nghiệm thu hoàn thành;
d) Kiểm tra đột xuất: Tổ chức thực hiện thời gian bất kỳ trong tháng; kiểm tra đột xuất là cơ sở để đánh giá nghiệm thu thu tháng.
...
Như vậy, thời gian kiểm tra, nghiệm thu công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?