Đánh giá an toàn đập trong công trình thủy lợi khi thực hiện bước kiểm định đập bao gồm những nội dung nào?
- Đánh giá an toàn đập trong công trình thủy lợi khi thực hiện bước kiểm định đập bao gồm những nội dung nào?
- Đánh giá an toàn chống lũ khi kiểm định đập thuộc công trình thủy lợi sẽ có những mức nào?
- Việc tính toán điều tiết lũ trong quá trình kiểm định đập thuộc công trình thủy lợi phải dựa trên những yếu tố nào?
Đánh giá an toàn đập trong công trình thủy lợi khi thực hiện bước kiểm định đập bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo tiết 7.3.1 tiểu mục 7.3 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11699:2016 quy định như sau:
Kiểm định đập
7.1 Công tác chuẩn bị
Danh mục các tài liệu kỹ thuật phục vụ công tác kiểm định đập được thống kê tại phụ lục A. Các tài liệu phục vụ nghiên cứu chuyên sâu còn thiếu phải được thu thập, khảo sát đầy đủ về nội dung, thành phần, khối lượng theo quy định.
7.2 Đối tượng kiểm định đập
Công tác kiểm định đập được thực hiện đối với các đập của hồ chứa thủy lợi đang khai thác, sử dụng phải kiểm định lần đầu, kiểm định đột xuất và kiểm định định kỳ theo quy định.
7.3 Nội dung kiểm định đập
7.3.1 Nội dung đánh giá an toàn đập trong bước kiểm định đập bao gồm:
- Đánh giá chất lượng đập qua công tác kiểm tra;
- Đánh giá an toàn chống lũ;
- Đánh giá an toàn thấm;
- Đánh giá an toàn kết cấu;
- Đánh giá an toàn chống động đất;
- Đánh giá công tác quản lý, vận hành.
...
Như vậy, đánh giá an toàn đập trong công trình thủy lợi khi thực hiện bước kiểm định đập bao gồm những nội dung sau:
- Đánh giá chất lượng đập qua công tác kiểm tra;
- Đánh giá an toàn chống lũ;
- Đánh giá an toàn thấm;
- Đánh giá an toàn kết cấu;
- Đánh giá an toàn chống động đất;
- Đánh giá công tác quản lý, vận hành.
Công trình thủy lợi (Hình từ Internet)
Đánh giá an toàn chống lũ khi kiểm định đập thuộc công trình thủy lợi sẽ có những mức nào?
Căn cứ theo tiết 7.3.3 tiểu mục 7.3 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11699:2016 quy định như sau:
Kiểm định đập
...
7.3 Nội dung kiểm định đập
...
7.3.3 Đánh giá an toàn chống lũ
7.3.3.4 Đánh giá an toàn chống lũ của đập
a) Đánh giá an toàn chống lũ của đập theo các mức độ sau:
- Mức A: Đập an toàn chống lũ tốt;
- Mức B: Đập an toàn chống lũ trung bình;
- Mức C: Đập có nguy cơ mất an toàn chống lũ.
b) Mức độ an toàn chống lũ của đập phải được đánh giá theo các tiêu chí: mực nước lũ lớn nhất của hồ chứa, khả năng tháo của công trình xả lũ, nguy cơ tràn đỉnh đập, được quy định tại Phụ lục D.
c) Mức độ an toàn chống lũ của đập xác định theo Phụ lục D được xem xét giảm xuống một mức khi mô hình xả lũ của hồ chứa tương ứng với tần suất thiết kế và kiểm tra không đáp ứng tiêu chuẩn phòng lũ ở khu vực hạ du đập (nếu có) hoặc việc xả lũ có thể gây thiệt hại to lớn về kinh tế - xã hội và môi trường ở hạ lưu.
d) Trong điều kiện có thể, cần xem xét tác động của biến đổi khí hậu đến an toàn chống lũ của hồ chứa theo từng giai đoạn. Tiến hành tính toán dự báo lượng mưa gây lũ của hồ chứa theo các thời gian khác nhau tùy thuộc vào quy mô và tuổi thọ của công trình. Mức độ an toàn chống lũ của đập xác định theo Phụ lục D được xem xét giảm xuống một mức trong trường hợp đập không đảm bảo khả năng chống lũ theo kịch bản mưa được dự báo trong thời gian hoạt động của công trình.
...
Như vậy, đánh giá an toàn chống lũ khi kiểm định đập thuộc công trình thủy lợi sẽ có những mức sau:
- Mức A: Đập an toàn chống lũ tốt;
- Mức B: Đập an toàn chống lũ trung bình;
- Mức C: Đập có nguy cơ mất an toàn chống lũ.
Việc tính toán điều tiết lũ trong quá trình kiểm định đập thuộc công trình thủy lợi phải dựa trên những yếu tố nào?
Căn cứ theo tiết 7.3.3 tiểu mục 7.3 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11699:2016 quy định như sau:
Kiểm định đập
...
7.3 Nội dung kiểm định đập
...
7.3.3 Đánh giá an toàn chống lũ
...
7.3.3.3 Tính toán điều tiết lũ
Việc tính toán điều tiết lũ phải dựa trên các đặc trưng dòng chảy lũ đã cập nhật, các thông số hiện trạng của công trình xả và đường quan hệ mực nước - dung tích hồ chứa được đo vẽ cập nhật; khả năng vận hành thực tế của các cửa van (nếu có); các quy định về vận hành điều tiết hồ chứa trong mùa lũ được phê duyệt; lưu lượng, mực nước khống chế ở khu vực hạ du đập (nếu có).
...
Như vậy, việc tính toán điều tiết lũ trong quá trình kiểm định đập thuộc công trình thủy lợi phải dựa trên:
- Những các đặc trưng dòng chảy lũ đã cập nhật, các thông số hiện trạng của công trình xả và đường quan hệ mực nước - dung tích hồ chứa được đo vẽ cập nhật;
- Khả năng vận hành thực tế của các cửa van (nếu có);
- Các quy định về vận hành điều tiết hồ chứa trong mùa lũ được phê duyệt;
- Lưu lượng, mực nước khống chế ở khu vực hạ du đập (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?