Đảng viên không làm bản kiểm điểm Đảng viên có tăng nặng xử lý kỷ luật không? Đảng viên vi phạm kỷ luật có phải kiểm điểm trước chi bộ?
Đảng viên không làm bản kiểm điểm Đảng viên thì có bị tăng nặng xử lý kỷ luật không?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 6 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về các tình tiết tăng nặng xử lý kỷ luật đối với đảng viên như sau:
Tình tiết tăng nặng mức kỷ luật
Trường hợp vi phạm có một hoặc một số tình tiết sau thì phải xem xét, tăng nặng mức kỷ luật:
...
2. Đối với đảng viên
a) Đã được tổ chức đảng yêu cầu kiểm điểm nhưng không thực hiện, không sửa chữa khuyết điểm, vi phạm. Không tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm, hình thức kỷ luật tương xứng với nội dung, tính chất, mức độ vi phạm; gây thiệt hại về vật chất phải bồi hoàn nhưng không bồi hoàn, không khắc phục hậu quả hoặc khắc phục không đúng yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, không tự giác nộp lại tiền, tài sản do vi phạm mà có.
b) Đối phó, quanh co, cản trở quá trình kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Bao che cho người vi phạm; đe dọa, trù dập, trả thù người đấu tranh, tố cáo, người làm chứng, người cung cấp tài liệu, chứng cứ vi phạm.
c) Vi phạm có tổ chức, là người chủ mưu; cung cấp thông tin, báo cáo sai sự thật; ngăn cản người khác cung cấp chứng cứ vi phạm; che giấu, sửa chữa, tiêu hủy chứng cứ, tạo lập tài liệu, hồ sơ, chứng cứ giả.
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lợi dụng tình trạng khẩn cấp, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh thực hiện chính sách an sinh xã hội và quốc phòng, an ninh để trục lợi. Ép buộc, vận động, tổ chức, tiếp tay cho người khác cùng vi phạm.
Theo đó, trường hợp đảng viên đã được tổ chức đảng yêu cầu kiểm điểm nhưng không thực hiện, không sửa chữa khuyết điểm, vi phạm được xem xét là một tình tiết tăng nặng xử lý kỷ luật.
Tuy nhiên, hình thức kiểm điểm không bắt buộc phải làm bản kiểm điểm đảng viên mà tùy vào yêu cầu của tổ chức đảng.
Đảng viên không làm bản kiểm điểm Đảng viên có tăng nặng xử lý kỷ luật không? Đảng viên vi phạm kỷ luật có phải kiểm điểm trước chi bộ? (Hình từ Internet)
Đảng viên vi phạm kỷ luật có phải kiểm điểm trước chi bộ và tự nhận hình thức kỷ luật không?
Theo khoản 2 Điều 13 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 quy định như sau:
Trình tự xem xét, quyết định thi hành kỷ luật
...
2. Trình tự xem xét, quyết định kỷ luật đảng viên
2.1. Đảng viên vi phạm kỷ luật phải kiểm điểm trước chi bộ, tự nhận hình thức kỷ luật; nếu từ chối kiểm điểm hoặc bị tạm giam, tổ chức đảng vẫn tiến hành xem xét kỷ luật. Trường hợp cần thiết, cấp ủy và ủy ban kiểm tra cấp có thẩm quyền trực tiếp xem xét kỷ luật.
2.2. Cấp ủy hướng dẫn đảng viên vi phạm kỷ luật chuẩn bị bản tự kiểm điểm. Hội nghị chi bộ thảo luận, góp ý và kết luận rõ nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ và biểu quyết (đề nghị hoặc quyết định) kỷ luật. Đại diện cấp ủy tham dự hội nghị chi bộ xem xét kỷ luật đảng viên là cấp ủy viên hoặc cán bộ thuộc diện cấp ủy quản lý.
2.3. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau thì cấp ủy và ủy ban kiểm tra có thẩm quyền trực tiếp xem xét, quyết định kỷ luật, không cần yêu cầu đảng viên đó phải kiểm điểm trước chi bộ: Vi phạm khi thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao; nội dung vi phạm liên quan đến bí mật của Đảng và Nhà nước mà chi bộ không biết; vi phạm trước khi chuyển đến sinh hoạt ở chi bộ.
2.4. Đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời, nếu vi phạm kỷ luật thì cấp ủy nơi đảng viên sinh hoạt tạm thời có trách nhiệm xem xét, xử lý kỷ luật tới mức cảnh cáo. Sau khi xử lý kỷ luật phải thông báo bằng văn bản cho cấp ủy nơi đảng viên sinh hoạt chính thức biết.
...
Như vậy, trường hợp Đảng viên vi phạm kỷ luật phải kiểm điểm trước chi bộ và tự nhận hình thức kỷ luật.
Nếu Đảng viên từ chối kiểm điểm hoặc bị tạm giam, tổ chức đảng vẫn tiến hành xem xét kỷ luật. Trường hợp cần thiết, cấp ủy và ủy ban kiểm tra cấp có thẩm quyền trực tiếp xem xét kỷ luật.
Các vi phạm công tác tổ chức, cán bộ và công tác đảng viên bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách?
Theo Điều 11 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về những vi phạm công tác tổ chức, cán bộ và công tác đảng viên bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách là những vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng sau đây:
- Thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quy định về công tác tổ chức, cán bộ dẫn đến vi phạm.
- Thiếu trách nhiệm dẫn đến việc đánh giá, xem xét, quyết định tuyển dụng, tiếp nhận, quy hoạch, điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, giới thiệu bầu cử, phong, thăng cấp bậc hàm, phong, tặng danh hiệu, xét công nhận đạt chuẩn chức danh, thi nâng ngạch, bậc, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ không đúng quy định.
- Thiếu trách nhiệm trong chỉ đạo hoặc tổ chức giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác tổ chức, cán bộ thuộc thẩm quyền.
- Nhận xét, quyết nghị, quyết định kết nạp quần chúng vào Đảng và công nhận đảng viên chính thức không đủ tiêu chuẩn, điều kiện; không đúng nguyên tắc, thẩm quyền, quy trình, thủ tục.
- Đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật, phong, tặng các danh hiệu cho tổ chức đảng và đảng viên, cho đảng viên chuyển sinh hoạt đảng, miễn công tác và sinh hoạt đảng, xoá tên đảng viên, cho đảng viên ra khỏi Đảng, xác nhận tuổi Đảng cho đảng viên không đúng quy định.
- Chỉ đạo hoặc quyết định cung cấp hồ sơ cán bộ, hồ sơ đảng viên cho người không có trách nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?