Đảng viên có hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng bị phạt như thế nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Đảng viên có hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng bị phạt như thế nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 59 Nghị định 85/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng như sau:
Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.
Như vậy thì trong trường hợp cá nhân “Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác” thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Đảng viên có hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng bị phạt như thế nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Hành vi này còn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “vi phạm chế độ một vợ một chồng” được quy định tại Điều 182 Bộ Luật Hình sự 2015 như sau:
Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Theo đó, người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Ngoài ra với mức phạt tù cao nhất là 06 năm.
Xử lý kỷ luật đối với đảng viên vi phạm về chế độ hôn nhân một vợ một chồng thì áp dụng hình thức nào?
Theo điểm a khoản 3 Điều 51 Quy định 69/QĐ-TW năm 2022 quy định về việc vi phạm quy định hôn nhân và gia đình của đảng viên như sau:
Vi phạm quy định hôn nhân và gia đình
...
3. Trường hợp vi phạm Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, gây dư luận xấu trong xã hội.
b) Ép buộc vợ (chồng), con làm những việc trái đạo lý, trái pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
c) Từ chối thực hiện, không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cha mẹ, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật."
Theo đó hành vi vi phạm về "chế độ nhân hôn một vợ một chồng” thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ.
Như vậy khi một người đảng viên vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng sẽ bị xử phạt hành chính và có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó, với tư cách là một đảng viên sẽ bị kỷ luật theo điều lệ của Đảng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?