Đảng viên có bị kỷ luật cách chức khi sử dụng văn bằng giả để hợp thức hóa hồ sơ cán bộ, đảng viên hay không?
- Đảng viên có bị kỷ luật cách chức khi sử dụng văn bằng giả để hợp thức hóa hồ sơ cán bộ, đảng viên hay không?
- Thời hiệu kỷ luật đảng viên khi áp dụng hình thức kỷ luật cách chức là bao lâu?
- Đảng viên bị cấm tham gia trong thời gian bị kỷ luật cách chức là những việc nào? Và bị cấm trong thời gian bao lâu?
Đảng viên có bị kỷ luật cách chức khi sử dụng văn bằng giả để hợp thức hóa hồ sơ cán bộ, đảng viên hay không?
Anh tham khảo quy định về hình thức xử lý tại Điều 35 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành:
Vi phạm quy định quản lý, cấp phát, sử dụng văn bằng, chứng chỉ
1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Khai không đúng hoặc mua, bán, sử dụng, tặng, cho văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.
b) Công chứng, chứng thực, xác nhận văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận trái quy định của pháp luật.
c) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định việc cấp phát, chứng nhận bản sao hoặc xác nhận tính hợp pháp của văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đã cấp.
d) Không lập hoặc lập không đầy đủ hồ sơ theo quy định làm căn cứ để cấp phát, quản lý văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận.
đ) Có trách nhiệm quản lý phôi văn bằng, chứng chỉ nhưng thiếu trách nhiệm để người khác lợi dụng làm văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp.
e) Không chỉ đạo kiểm tra, xử lý cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm việc cấp, xác nhận, công chứng hoặc mua, bản, sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp thuộc thẩm quyền của mình.
2. Trường hợp đã kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp để hợp thức hoá hồ sơ cán bộ, đảng viên.
b) Thiếu trách nhiệm làm mất, hỏng hồ sơ mà mình có trách nhiệm quản lý để cấp văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận.
c) Can thiệp tổ chức, cá nhân để bản thân hoặc người khác được xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp, không đúng đối tượng.
d) Ký, cấp văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận cho người không đủ tiêu chuẩn, điều kiện; ra quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định cấp văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận trái quy định.
đ) Làm giả hoặc sửa chữa, bổ sung, xác nhận sai sự thật để cấp có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ cho người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn; sửa chữa, bổ sung làm sai lệch nội dung trong văn bằng, chứng chỉ phục vụ cho hành vi trái pháp luật.
e) Cho người khác mượn, thuê, sử dụng văn bằng, chứng chỉ của mình để sử dụng trong việc tuyển dụng, đi học, thi nâng ngạch, bổ nhiệm, bầu cử hoặc mục đích trái quy định.
3. Trường hợp vi phạm Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Làm công tác tuyển dụng, xét tuyển, đào tạo nhưng để người không đủ tiêu chuẩn, điều kiện sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp được dự thi tuyển, xét tuyển đi học, thi nâng ngạch.
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn bao che cán bộ, công chức, đảng viên thuộc quyền quản lý sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.
c) Trực tiếp tham gia hoặc tiếp tay việc sản xuất, tiêu thụ hoặc môi giới tiêu thụ văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.
d) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, được kết nạp vào Đảng, được đi học, quy hoạch, bổ nhiệm, thi nâng ngạch, bậc, để đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện trong công tác cán bộ.
Về việc sử dụng văn bằng giả để hợp thức hoá hồ sơ cán bộ, đảng viên thuộc trong trường hợp vi phạm tại khoản 2 Điều 35 nêu trên thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ).
Theo đó, Đảng viên khi sử dụng văn bằng giả để hợp thức hóa hồ sơ cán bộ, đảng viên thì sẽ bị cách chức đúng với quy định pháp luật về Đảng.
Kỷ luật cách chức đảng viên (Hình từ Internet)
Thời hiệu kỷ luật đảng viên khi áp dụng hình thức kỷ luật cách chức là bao lâu?
Theo Điều 4 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về thời hiệu kỷ luật cách chức đối với đảng viên như sau:
Thời hiệu kỷ luật
1. Thời hiệu kỷ luật là thời hạn được quy định trong Quy định này mà khi hết thời hạn đó thì tổ chức đảng, đảng viên vi phạm không bị kỷ luật.
2. Thời hiệu kỷ luật được tính từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm đến khi tổ chức đảng có thẩm quyền kết luận vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật. Nếu tổ chức đảng hoặc đảng viên có hành vi vi phạm mới trong thời hạn được quy định tại Điểm a, b Khoản này thì thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới.
a) Thời hiệu kỷ luật tổ chức đảng vi phạm như sau:
- 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách.
- 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo.
- Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với những vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức kỷ luật giải tán; vi phạm về chính trị nội bộ; về quốc phòng, an ninh, đối ngoại xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
b) Thời hiệu kỷ luật đảng viên vi phạm như sau:
- 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách.
- 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.
- Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khai trừ; vi phạm chính trị nội bộ; vi phạm quốc phòng, an ninh, đối ngoại có xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc; việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.
Theo đó, về thời hiệu kỷ luật cách chức đối với đảng viên vi phạm là 10 năm (120 tháng).
Đảng viên bị cấm tham gia trong thời gian bị kỷ luật cách chức là những việc nào? Và bị cấm trong thời gian bao lâu?
Theo khoản 7 Điều 18 Quy định 80-QĐ/TW năm 2022 quy định về những việc mà đảng viên bị cấm tham gia trong thời gian bị kỷ luật khiển trách như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử chức vụ cao hơn
1. Bảo đảm tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của chức danh bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử theo quy định.
2. Cán bộ được giới thiệu từ nguồn nhân sự tại chỗ phải được quy hoạch vào chức danh bổ nhiệm hoặc được quy hoạch chức danh tương đương trở lên. Đối với nhân sự từ nguồn ở bên ngoài phải được quy hoạch chức danh tương đương trở lên. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Có thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ tương đương ít nhất là 2 năm. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Đối với việc bổ nhiệm sĩ quan trong lực lượng vũ trang do Quân uỷ Trung ương và Đảng uỷ Công an Trung ương quy định cụ thể cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
4. Có hồ sơ, lý lịch cá nhân, bản kê khai tài sản, thu nhập đầy đủ, rõ ràng và được cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định, xác minh.
5. Độ tuổi: Cán bộ các cơ quan trong hệ thống chính trị được đề nghị bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý (cao hơn) lần đầu phải đủ tuổi để công tác trọn 1 nhiệm kỳ. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
6. Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
7. Cán bộ bị kỷ luật thì không phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn chức vụ khi bị kỷ luật trong khoảng thời gian như sau (tính từ ngày ký quyết định kỷ luật):
- 12 tháng đối với hình thức kỷ luật khiển trách.
- 30 tháng đối với hình thức kỷ luật Cảnh cáo.
- 60 tháng đối với hình thức kỷ luật Cách chức.
Theo đó, trong thời hạn 60 tháng khi đảng viên bị kỷ luật cách chức thì không phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn chức vụ khi bị kỷ luật (tính từ ngày ký quyết định kỷ luật).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?