Đang ly thân có được lấy vợ hoặc chồng khác không? Làm đám cưới với người khác khi đang ly thân có bị xử phạt?
Đang ly thân có được lấy vợ hoặc chồng khác không?
Theo quy định tại Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, thời điểm chấm dứt hôn nhân được xác định như sau:
Thời điểm chấm dứt hôn nhân và trách nhiệm gửi bản án, quyết định ly hôn
1. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
2. Tòa án đã giải quyết ly hôn phải gửi bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên ly hôn; cá nhân, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các luật khác có liên quan.
Theo quy định tại Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
...
Như vậy, thời điểm chấm dứt hôn nhân là khi có bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Cấm các hành vi kết hôn với người khác trong tình trạng chưa kết thúc quan hệ hôn nhân. Những trường hợp kết hôn với người khác trước thời điểm này đều vi phạm và có thể bị xử phạt.
Theo đó ly thân không phải là một trường hợp chấm dứt hôn nhân theo quy định pháp luật nên khi ly thân thì không được lấy vợ hoặc chồng khác.
Đang ly thân có được lấy vợ hoặc chồng khác không? (hình từ internet)
Có được chung sống như vợ như chồng với người khác khi đang ly thân được không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, được bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, các hành vi sau đây là bị cấm:
Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
...
Như vậy, trong trường hợp hai vợ chồng đã ly thân nhưng vẫn duy trì quan hệ tình cảm với một người khác và chung sống như vợ chồng với người đó, được coi là hành vi ngoại tình.
Hành vi này vi phạm chuẩn mực đạo đức và chế độ hôn nhân và gia đình của Việt Nam, và đã bị pháp luật nghiêm cấm.
Vì vậy, chung sống như vợ chồng với người khác trong thời gian ly thân vẫn được xem là vi phạm chế độ hôn nhân và gia đình, do đó là hành vi bị cấm.
Làm đám cưới với người khác khi đang ly thân có bị xử phạt?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng như sau:
Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.
...
Như vậy, nếu đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Máy điều hòa có phải là hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Thuế suất thuế TTĐB của máy điều hòa là bao nhiêu?
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?