Đăng ký nhận cha mẹ con có phải hoạt động đăng ký hộ tịch? Đăng ký nhận cha mẹ con có được ủy quyền cho người khác thực hiện không?
Đăng ký nhận cha mẹ con có phải hoạt động đăng ký hộ tịch hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Hộ tịch 2014 có quy định về nội dung đăng ký hộ tịch như sau:
Nội dung đăng ký hộ tịch
1. Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch:
a) Khai sinh;
b) Kết hôn;
c) Giám hộ;
d) Nhận cha, mẹ, con;
đ) Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch;
e) Khai tử.
2. Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
a) Thay đổi quốc tịch;
b) Xác định cha, mẹ, con;
c) Xác định lại giới tính;
d) Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi;
đ) Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn;
e) Công nhận giám hộ;
g) Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
3. Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
4. Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, hộ tịch là những sự kiện nhằm hộ tịch nhằm xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết. Các sự kiện sau đây được xem là sự kiện hộ tịch:
- Khai sinh;
- Kết hôn;
- Giám hộ;
- Nhận cha, mẹ, con;
- Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch;
- Khai tử.
Như vậy, có thể xác định đăng ký nhận cha mẹ con là một sự kiện hộ tịch theo quy định.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Hộ tịch 2014 thì đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.
Như vậy, đăng ký nhận cha mẹ con việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh (sự kiện hộ tịch) của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.
Do đó, có thể xác định được đăng ký cha mẹ con là một hoạt động đăng ký hộ tịch.
Đăng ký nhận cha mẹ con có phải hoạt động đăng ký hộ tịch? Đăng ký nhận cha mẹ con có được ủy quyền cho người khác thực hiện không? (Hình từ Internet).
Trường hợp đăng ký nhận cha mẹ con có được ủy quyền cho người khác thực hiện hay không?
Tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP có quy định về việc ủy quyền đăng ký hộ tịch như sau:
Việc ủy quyền đăng ký hộ tịch
1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch (sau đây gọi là yêu cầu đăng ký hộ tịch) được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay; trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại.
Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện.
Do đó, trường hợp đăng ký nhận cha mẹ con không được ủy quyền cho người khác thực hiện.
Có thể yêu cầu đăng ký hộ tịch trực tuyến được không?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Hộ tịch 2014 quy định về phương thức yêu cầu và tiếp nhận yêu cầu đăng ký hộ tịch như sau:
Phương thức yêu cầu và tiếp nhận yêu cầu đăng ký hộ tịch
1. Khi yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan đăng ký hộ tịch hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi qua hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến.
2. Khi làm thủ tục đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch, cá nhân xuất trình giấy tờ chứng minh nhân thân cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh nhân thân.
3. Đối với những việc đăng ký hộ tịch có quy định thời hạn giải quyết, thì người tiếp nhận hồ sơ phải viết giấy tiếp nhận; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ thì phải hướng dẫn bằng văn bản để người đi đăng ký hộ tịch bổ sung, hoàn thiện. Văn bản hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ bổ sung.
Trường hợp người có yêu cầu nộp hồ sơ không đúng cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền thì người tiếp nhận hướng dẫn người đi đăng ký hộ tịch đến cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ.
Như vậy, theo quy định nêu trên, việc đăng ký hộ tịch có thể tiến hành bằng nhiều hình thức như trên, bao gồm cả việc gửi hồ sơ qua hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?