Đăng kiểm viên có quyền từ chối thẩm định thiết kế đối với phương tiện thủy nội địa mà mình chưa được đào tạo không?
- Đăng kiểm viên có quyền từ chối thẩm định thiết kế đối với phương tiện thủy nội địa mà mình chưa được đào tạo không?
- Để trở thành đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phải thực tập nghiệp vụ thẩm định thiết kế tối thiểu bao nhiêu tháng?
- Ai có thẩm quyền công nhận đối với đăng kiểm viên thẩm định thiết kế các phương tiện thủy nội địa?
Đăng kiểm viên có quyền từ chối thẩm định thiết kế đối với phương tiện thủy nội địa mà mình chưa được đào tạo không?
Quy định về quyền hạn của đăng kiểm viên thẩm định thiết kế đối với phương tiện thủy nội địa tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT như sau:
Quyền hạn, trách nhiệm của Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế
1. Quyền hạn
a) Yêu cầu đơn vị thiết kế cung cấp hồ sơ kỹ thuật và tạo điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ;
b) Bảo lưu và báo cáo lên cấp trên ý kiến khác với quyết định của thủ trưởng đơn vị về kết luận đánh giá thiết kế phương tiện, sản phẩm công nghiệp;
c) Được ký và sử dụng ấn chỉ nghiệp vụ khi thiết lập hồ sơ thẩm định thiết kế cho phương tiện, sản phẩm công nghiệp theo quy định hiện hành;
d) Từ chối thẩm định thiết kế phương tiện, sản phẩm công nghiệp nếu công việc được phân công chưa được đào tạo hoặc vượt quá năng lực chuyên môn của đăng kiểm viên.
...
Theo quy định nêu trên, đăng kiểm viên thẩm định thiết kế có những quyền sau:
- Yêu cầu đơn vị thiết kế cung cấp hồ sơ kỹ thuật và tạo điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ;
- Bảo lưu và báo cáo lên cấp trên ý kiến khác với quyết định của thủ trưởng đơn vị về kết luận đánh giá thiết kế phương tiện, sản phẩm công nghiệp;
- Được ký và sử dụng ấn chỉ nghiệp vụ khi thiết lập hồ sơ thẩm định thiết kế cho phương tiện, sản phẩm công nghiệp theo quy định hiện hành;
- Từ chối thẩm định thiết kế phương tiện, sản phẩm công nghiệp nếu công việc được phân công chưa được đào tạo hoặc vượt quá năng lực chuyên môn của đăng kiểm viên.
Như vậy, đăng kiểm viên có quyền từ chối thẩm định thiết kế đối với phương tiện thủy nội địa mà mình được phân công nhưng chưa được đào tạo.
Đăng kiểm viên có quyền từ chối thẩm định thiết kế đối với phương tiện thủy nội địa mà mình chưa được đào tạo không? (Hình từ Internet)
Để trở thành đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phải thực tập nghiệp vụ thẩm định thiết kế tối thiểu bao nhiêu tháng?
Căn cứ theo quy định về tiêu chuẩn đăng kiểm viên thẩm định thiết kế tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 02/2024/TT-BGTVT như sau:
Tiêu chuẩn đăng kiểm viên thẩm định thiết kế
1. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
2. Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
3. Đã hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa theo quy định tại điểm 1.5 Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Đã thực tập nghiệp vụ thẩm định thiết kế tối thiểu 06 (sáu) tháng đối với các phương tiện thuộc nhiệm vụ của đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa theo quy định tại điểm 2.3 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Đạt yêu cầu về kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa trước khi công nhận lần đầu.
Theo quy định nêu trên, đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
- Đã hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa theo quy định tại điểm 1.5 Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 02/2024/TT-BGTVT.
- Đã thực tập nghiệp vụ thẩm định thiết kế tối thiểu 06 tháng đối với các phương tiện thuộc nhiệm vụ của đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa theo quy định tại điểm 2.3 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 02/2024/TT-BGTVT.
- Đạt yêu cầu về kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa trước khi công nhận lần đầu.
Như vậy, để trở thành đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phải đáp ứng tiêu chuẩn về thực tập nghiệp vụ thẩm định thiết kế tối thiểu 06 tháng.
Ai có thẩm quyền công nhận đối với đăng kiểm viên thẩm định thiết kế các phương tiện thủy nội địa?
Căn cứ theo quy định về thẩm quyền công nhận đăng kiểm viên tại Điều 22 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Thông tư 02/2024/TT-BGTVT như sau:
Hội đồng công nhận Đăng kiểm viên
1. Hội đồng công nhận Đăng kiểm viên có chức năng tham mưu cho Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam công nhận Đăng kiểm viên.
2. Thành phần hội đồng gồm: Đại diện lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam là Chủ tịch hội đồng, thư ký hội đồng và các ủy viên.
3. Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam quyết định thành lập và quy định cụ thể quy chế làm việc của Hội đồng công nhận Đăng kiểm viên.
Như vậy, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam có thẩm quyền công nhận đăng kiểm viên thẩm định thiết kế các phương tiện thủy nội địa.
Ngoài ra, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam còn có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng công nhận đăng kiểm gồm đại diện lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam là Chủ tịch hội đồng, thư ký hội đồng và các ủy viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?