Dân quân tự vệ có bị kỷ luật tước danh hiệu nếu gây thương tích cho người chỉ huy của mình hay không?
- Dân quân tự vệ có bị kỷ luật tước danh hiệu nếu gây thương tích cho người chỉ huy của mình hay không?
- Thời hạn xử lý kỷ luật đối với Dân quân tự vệ vi phạm kỷ luật là trong bao nhiêu tháng?
- Việc xử lý kỷ luật đối với Dân quân tự vệ có hành vi vi phạm kỷ luật tước danh hiệu được thực hiện như thế nào?
Dân quân tự vệ có bị kỷ luật tước danh hiệu nếu gây thương tích cho người chỉ huy của mình hay không?
Theo điểm b khoản 2 Điều 14 Thông tư 75/2020/TT-BQP quy định như sau:
Làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên
1. Dùng lời nói, hành động xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, uy tín, thân thể người chỉ huy hoặc cấp trên, thì bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo đến giáng chức.
2. Làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị kỷ luật cách chức hoặc tước danh hiệu Dân quân tự vệ:
a) Giữ chức vụ chỉ huy;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Lôi kéo người khác tham gia.
Theo quy định trên thì Dân quân tự vệ sẽ bị kỷ luật tước danh hiệu Dân quân tự vệ nếu gây thương tích cho người chỉ huy của mình nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thời hạn xử lý kỷ luật đối với Dân quân tự vệ vi phạm kỷ luật là trong bao nhiêu tháng?
Theo khoản 2 Điều 33 Thông tư 75/2020/TT-BQP quy định như sau:
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
....
2. Thời hạn xử lý kỷ luật là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật là 03 tháng. Trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian kiểm tra, xác minh làm rõ thì thời hạn xử lý kỷ luật được kéo dài nhưng không quá 05 tháng.
3. Trường hợp Dân quân tự vệ vi phạm kỷ luật liên quan đến vụ việc, vụ án đang bị các cơ quan tiến hành tố tụng điều tra, truy tố, xét xử thì tạm dừng việc xem xét xử lý kỷ luật. Khi có kết luận cuối cùng của cơ quan pháp luật có thẩm quyền hoặc bản án của tòa án có hiệu lực pháp luật thì xem xét xử lý kỷ luật theo quy định. Thời hạn xem xét xử lý kỷ luật áp dụng theo khoản 2 Điều này.
4. Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải chịu trách nhiệm về việc xử lý kỷ luật đối với người vi phạm trong thời hạn quy định.
Theo đó, trường hợp Dân quân tự vệ vi phạm kỷ luật thì sẽ bị xử lý kỷ luật với thời hạn mà luật quy định là 03 tháng.
Tuy nhiên, trong trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian kiểm tra, xác minh làm rõ thì thời hạn xử lý kỷ luật được kéo dài nhưng không quá 05 tháng.
Kỷ luật tước danh hiệu Dân quân tự vệ (Hình từ Internet)
Việc xử lý kỷ luật đối với Dân quân tự vệ có hành vi vi phạm kỷ luật tước danh hiệu được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 31 Thông tư 75/2020/TT-BQP quy định việc xử lý kỷ luật đối với Dân quân tự vệ có hành vi vi phạm kỷ luật tước danh hiệu được thực hiện như sau:
Bước 1. Người vi phạm phải tự kiểm điểm bằng văn bản trước tập thể cơ quan, đơn vị và tự nhận hình thức kỷ luật.
- Trường hợp người vi phạm vắng mặt, không tự kiểm điểm thì cơ quan, đơn vị tiến hành xác minh tại gia đình, địa phương nơi người vi phạm cư trú và lập biên bản về sự vắng mặt của người vi phạm.
- Biên bản xác minh được công bố trước cơ quan, đơn vị và có giá trị như bản tự kiểm điểm của người vi phạm.
Bước 2. Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người vi phạm họp kiểm điểm hành vi vi phạm và đề xuất hình thức kỷ luật.
Trường hợp người vi phạm vắng mặt thì căn cứ vào biên bản xác minh, hồ sơ vi phạm, hành vi vi phạm kỷ luật của người vi phạm, cơ quan, đơn vị tổ chức cuộc họp kiểm điểm và đề xuất hình thức kỷ luật.
Bước 3. Người chỉ huy trực tiếp hoặc ủy quyền xác minh và gặp người vi phạm để người vi phạm trình bày ý kiến. Trường hợp người vi phạm vắng mặt thì người chỉ huy căn cứ vào biên bản xác minh, hồ sơ vi phạm để kết luận hành vi vi phạm, hình thức kỷ luật.
Bước 4. Kết luận về hành vi vi phạm kỷ luật.
Bước 5. Báo cáo cấp ủy đảng có thẩm quyền xem xét, thông qua (nếu có).
Bước 6. Ra quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật theo quyền hạn phân cấp.
Bước 7. Công bố quyết định kỷ luật, báo cáo cấp trên và lưu trữ hồ sơ ở đơn vị, cơ quan, tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?