Dẫn đường theo tính năng trong lĩnh vực hàng không được viết tắt là gì? Việc xây dựng kế hoạch dẫn đường theo tính năng như thế nào?
Dẫn đường theo tính năng trong lĩnh vực hàng không được viết tắt là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 52 Điều 3 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
PBN (Performance based navigation): Dẫn đường theo tính năng.
Bên cạnh đó tại khoản 70 Điều 4 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
PBN là tính năng dẫn đường cần thiết cho hoạt động bay được công bố cho một vùng trời xác định.
Như vậy, có thể thấy rằng dẫn đường theo tính năng trong lĩnh vực hàng không được viết tắt là PBN (Performance based navigation).
Bên cạnh đó thì PBN là tính năng dẫn đường cần thiết cho hoạt động bay được công bố cho một vùng trời xác định.
Dẫn đường theo tính năng (Hình từ Internet)
Có các kiểu loại dẫn đường theo tính năng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 221 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
PBN và các kiểu loại PBN
1. PBN được xác định là một phương thức dẫn đường cần thiết cho hoạt động bay được công bố cho một vùng trời xác định, bao gồm RNAV và RNP.
2. RNAV không bao gồm yêu cầu tính năng giám sát và cảnh báo trên tàu bay.
3. RNP là RNAV dựa theo yêu cầu về tính năng đối với tàu bay (tính năng giám sát và cảnh báo trên tàu bay) hoạt động dọc theo đường bay ATS, phương thức tiếp cận bằng thiết bị hoặc trong một vùng trời được Cục Hàng không Việt Nam chỉ định.
4. Các kiểu loại RNAV và RNP như sau:
a) Các kiểu loại RNAV: RNAV 1, RNAV 2, RNAV 5, RNAV 10 (tương đương RNP 10) và các loại khác phù hợp với quy định mới của ICAO;
b) Các kiểu loại RNP: RNP 4, RNP 2, RNP 1, A-RNP, RNP APCH, RNP AR APCH và các loại khác phù hợp với quy định mới của ICAO.
5. Cục Hàng không Việt Nam xác định và công bố từng kiểu loại RNAV và RNP cho các vùng trời không lưu cụ thể phù hợp với quy định, hướng dẫn của ICAO.
Theo đó,
- PBN được xác định là một phương thức dẫn đường cần thiết cho hoạt động bay được công bố cho một vùng trời xác định, bao gồm RNAV và RNP.
- RNAV không bao gồm yêu cầu tính năng giám sát và cảnh báo trên tàu bay.
- RNP là RNAV dựa theo yêu cầu về tính năng đối với tàu bay (tính năng giám sát và cảnh báo trên tàu bay) hoạt động dọc theo đường bay ATS, phương thức tiếp cận bằng thiết bị hoặc trong một vùng trời được Cục Hàng không Việt Nam chỉ định.
- Các kiểu loại RNAV và RNP như sau:
+ Các kiểu loại RNAV: RNAV 1, RNAV 2, RNAV 5, RNAV 10 (tương đương RNP 10) và các loại khác phù hợp với quy định mới của ICAO;
+ Các kiểu loại RNP: RNP 4, RNP 2, RNP 1, A-RNP, RNP APCH, RNP AR APCH và các loại khác phù hợp với quy định mới của ICAO.
- Cục Hàng không Việt Nam xác định và công bố từng kiểu loại RNAV và RNP cho các vùng trời không lưu cụ thể phù hợp với quy định, hướng dẫn của ICAO.
Như vậy, sẽ có các kiểu loại dẫn đường theo tính năng như quy định trên.
Việc xây dựng kế hoạch dẫn đường theo tính năng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 222 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
Xây dựng kế hoạch thực hiện PBN
Cục Hàng không Việt Nam ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện PBN phù hợp với quy định hướng dẫn của ICAO khu vực châu Á - Thái Bình Dương và điều kiện khai thác kỹ thuật thực tế.
Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện PBN phù hợp với quy định hướng dẫn của ICAO khu vực châu Á - Thái Bình Dương và điều kiện khai thác kỹ thuật thực tế.
Như vậy, việc xây dựng kế hoạch dẫn đường theo tính năng sẽ được Cục Hàng không Việt Nam ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện PBN phù hợp với quy định hướng dẫn của ICAO khu vực châu Á - Thái Bình Dương và điều kiện khai thác kỹ thuật thực tế.
Sử dụng dẫn đường RNAV1 và RNAV 2 sẽ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 223 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
Sử dụng dẫn đường RNAV1, RNAV 2
1. RNAV 1, RNAV 2 được sử dụng cho giai đoạn bay đường dài (en-route) hoặc sử dụng cho SID, STAR trong khu vực kiểm soát tiếp cận.
2. RNAV 1, RNAV 2 được sử dụng chủ yếu trong môi trường giám sát ATS. RNAV 1, RNAV 2 có thể áp dụng trong môi trường không có giám sát ATS hoặc bên dưới độ cao tối thiểu dẫn dắt bằng ra đa nếu cơ sở ATS có hệ thống đảm bảo an toàn phù hợp và tính toán tới yếu tố không có tính năng giám sát và cảnh báo của tàu bay.
3. RNAV 1, RNAV 2 chỉ được áp dụng trong trường hợp có phương tiện liên lạc hai chiều giữa kiểm soát viên không lưu và tổ lái.
4. Thiết bị đảm bảo dẫn đường RNAV 1, RNAV 2: GNSS, DME/DME và DME/DME/IRU. Cục Hàng không Việt Nam ấn định chính sách sử dụng phương tiện dẫn đường cụ thể trong Kế hoạch PBN phù hợp với điều kiện khai thác kỹ thuật thực tế.
Theo đó,
+ RNAV 1, RNAV 2 được sử dụng cho giai đoạn bay đường dài (en-route) hoặc sử dụng cho SID, STAR trong khu vực kiểm soát tiếp cận.
+ RNAV 1, RNAV 2 được sử dụng chủ yếu trong môi trường giám sát ATS. RNAV 1, RNAV 2 có thể áp dụng trong môi trường không có giám sát ATS hoặc bên dưới độ cao tối thiểu dẫn dắt bằng ra đa nếu cơ sở ATS có hệ thống đảm bảo an toàn phù hợp và tính toán tới yếu tố không có tính năng giám sát và cảnh báo của tàu bay.
+ RNAV 1, RNAV 2 chỉ được áp dụng trong trường hợp có phương tiện liên lạc hai chiều giữa kiểm soát viên không lưu và tổ lái.
+ Thiết bị đảm bảo dẫn đường RNAV 1, RNAV 2: GNSS, DME/DME và DME/DME/IRU. Cục Hàng không Việt Nam ấn định chính sách sử dụng phương tiện dẫn đường cụ thể trong Kế hoạch PBN phù hợp với điều kiện khai thác kỹ thuật thực tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?