Đàm phán giá có phải là một hình thức lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu không? Hàng hóa thuộc danh mục mua sắm tập trung thì có được đàm phán giá không?
- Đàm phán giá có phải là một hình thức lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu không?
- Hình thức đàm phán giá được áp dụng đối với những gói thầu nào?
- Hàng hóa thuộc danh mục mua sắm tập trung thì có được đàm phán giá hay không?
- Thẩm quyền ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung được quy định ra sao?
Đàm phán giá có phải là một hình thức lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Đấu thầu 2023 quy định về các hình thức lựa chọn nhà thầu như sau:
Các hình thức lựa chọn nhà thầu
1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm:
a) Đấu thầu rộng rãi;
b) Đấu thầu hạn chế;
c) Chỉ định thầu;
d) Chào hàng cạnh tranh;
đ) Mua sắm trực tiếp;
e) Tự thực hiện;
g) Tham gia thực hiện của cộng đồng;
h) Đàm phán giá;
i) Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
...
Theo quy định nêu trên, các hình thức đầu thầu hiện nay được áp dụng bao gồm: Đấu thầu hạn chế; Chỉ định thầu; Mua sắm trực tiếp; Chào hàng cạnh tranh; Tự thực hiện; Đàm phán giá; Tham gia thực hiện của cộng đồng; Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
Như vậy, đàm phán giá là một trong những hình thức lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu theo quy định hiện hành.
Đàm phán giá có phải là một hình thức lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu không? (Hình thức từ Internet).
Hình thức đàm phán giá được áp dụng đối với những gói thầu nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Đấu thầu 2023 có quy định về đàm phán giá cụ thể như sau:
Đàm phán giá
1. Đàm phán giá được áp dụng đối với các gói thầu sau đây:
a) Mua biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu;
b) Mua thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm chỉ có 01 hoặc 02 hãng sản xuất.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định việc áp dụng hình thức đàm phán giá, ban hành danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá và quy định quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu áp dụng hình thức đàm phán giá.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì hình thức đàm phán giá được áp dụng đối với những gói thầu sau đây:
- Trường hợp 1: Mua biệt dược gốc sinh phẩm tham chiếu;
- Trường hợp 2: Mua thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm mà chỉ có một hoặc hai hãng sản xuất.
Bên cạnh đó, Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ y tế quyết định về việc áp dụng hình thức đàm phán giá và ban hành danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm áp dụng hình thức đàm phán giá cùng quy định quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với những gói thầu áp dụng hình thức đàm phán giá.
Hàng hóa thuộc danh mục mua sắm tập trung thì có được đàm phán giá hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Luật Đấu thầu 2023 có quy định về mua sắm tập trung như sau:
Mua sắm tập trung
...
3. Mua sắm tập trung phải được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi. Trường hợp hàng hóa thuộc danh mục mua sắm tập trung nhưng cần mua sắm để phòng, chống dịch bệnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 23 của Luật này thì được áp dụng hình thức chỉ định thầu. Trường hợp hàng hóa thuộc danh mục mua sắm tập trung đáp ứng điều kiện đàm phán giá theo quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này thì được áp dụng hình thức đàm phán giá.
...
Như vậy, nếu hàng hóa thuộc danh mục mua sắm tập trung là biệt dược gốc sinh phẩm tham chiếu; hoặc thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm mà chỉ có một hoặc hai hãng sản xuất thì được áp dụng hình thức đàm phán giá.
Thẩm quyền ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung được quy định ra sao?
Theo khoản 1 Điều 53 Luật Đấu thầu 2023 có quy định mua sắm tập trung được áp dụng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm với số lượng lớn, chủng loại tương tự ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Trường hợp mua thuốc hiếm, thuốc cần mua với số lượng ít có thể áp dụng hình thức mua sắm tập trung để bảo đảm có đủ thuốc phục vụ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh;
- Thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung quy định tại khoản 2 Điều này.
Về thẩm quyền ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung được quy định tại khoản 2 Điều 53 Luật Đấu thầu 2023, cụ thể như sau:
- Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc; danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm trong trường hợp cần thiết;
- Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia, trừ danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại điểm a khoản này;
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung (bao gồm cả danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm) thuộc phạm vi quản lý của mình, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?