Dâm ô trẻ em là gì? Dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc với bộ phận sinh dục của trẻ em có phải là hành vi dâm ô trẻ em?

Dâm ô trẻ em là gì? Dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc với bộ phận sinh dục của trẻ em có phải là hành vi dâm ô trẻ em? Không xử lý hình sự đối với tội dâm ô trẻ em trong những trường hợp nào theo quy định pháp luật?

Dâm ô trẻ em là gì?

Theo quy định tại Điều 1 Luật Trẻ em 2016 thì trẻ em là người dưới 16 tuổi.

Cũng theo Điều 6 Luật Trẻ em 2016, các hành vi xâm hại tình dục trẻ em (trong đó có hành vi dâm ô) là hành vi bị nghiêm cấm.

Có thể hiểu dâm ô trẻ em là hành vi xâm phạm đến quyền được bảo vệ thân thể, danh dự và nhân phẩm của trẻ em. Đồng thời, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường về tâm, sinh lý của trẻ em.

Dâm ô trẻ em là gì? Dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc với bộ phận sinh dục của trẻ em có phải là hành vi dâm ô trẻ em?

Dâm ô trẻ em là gì? Dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc với bộ phận sinh dục của trẻ em có phải là hành vi dâm ô trẻ em? (Hình từ Internet)

Dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc với bộ phận sinh dục của trẻ em có phải là hành vi dâm ô trẻ em?

Theo khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP quy định cụ thể về hành vi dâm ô quy định tại khoản 1 Điều 146 của Bộ luật Hình sự 2015 (Tội dâm ô đối với người dưới 16) như sau:

Về một số tình tiết định tội
...
3. Dâm ô quy định tại khoản 1 Điều 146 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người cùng giới tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục, gồm một trong các hành vi sau đây:
a) Dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi;
b) Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi...) tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;
c) Dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;
d) Dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể của họ tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm...) với bộ phận nhạy cảm của người phạm tội hoặc của người khác;
đ) Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục (ví dụ: hôn vào miệng, cổ, tai, gáy... của người dưới 16 tuổi).
...

Theo đó, hành vi dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi được xem là một trong những hành vi dâm ô.

Điều này đồng nghĩa với việc dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc với bộ phận sinh dục của trẻ em có thể được xem là hành vi dâm ô trẻ em.

Không xử lý hình sự đối với tội dâm ô trẻ em trong những trường hợp nào?

Các trường hợp loại trừ xử lý hình sự được quy định tại Điều 5 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP như sau:

Các trường hợp loại trừ xử lý hình sự
1. Không xử lý hình sự theo quy định tại Điều 146 của Bộ luật Hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người trực tiếp chăm sóc, giáo dục người dưới 10 tuổi, người bệnh, người tàn tật, có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của họ nhưng không có tính chất tình dục (ví dụ: cha, mẹ tắm rửa, vệ sinh cho con dưới 10 tuổi; giáo viên mầm non tắm rửa, vệ sinh cho trẻ mầm non...);
b) Người làm công việc khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế; người cấp cứu, sơ cứu người bị nạn có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi nhưng không có tính chất tình dục (ví dụ: bác sĩ khám, chữa bệnh cho bệnh nhân; sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn, người bị đuối nước...).
2. Không xử lý hình sự theo quy định tại Điều 147 của Bộ luật Hình sự đối với trường hợp người làm công tác giáo dục, khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế mô tả bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của con người vì mục đích giáo dục, khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế.

Theo đó, không xử lý hình sự đối với tội dâm ô người dưới 16 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Người trực tiếp chăm sóc, giáo dục người dưới 10 tuổi, người bệnh, người tàn tật, có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của họ nhưng không có tính chất tình dục (ví dụ: cha, mẹ tắm rửa, vệ sinh cho con dưới 10 tuổi; giáo viên mầm non tắm rửa, vệ sinh cho trẻ mầm non...);

- Người làm công việc khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế; người cấp cứu, sơ cứu người bị nạn có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi nhưng không có tính chất tình dục (ví dụ: bác sĩ khám, chữa bệnh cho bệnh nhân; sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn, người bị đuối nước...).

Dâm ô trẻ em
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Dâm ô trẻ em là gì? Dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc với bộ phận sinh dục của trẻ em có phải là hành vi dâm ô trẻ em?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dâm ô trẻ em
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
169 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dâm ô trẻ em

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dâm ô trẻ em

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào