Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam khi mất được tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước nhưng vì sao Lễ tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức theo nghi thức Lễ Quốc tang?
- Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam khi mất được tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước nhưng vì sao Lễ tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức theo nghi thức Lễ Quốc tang?
- Lễ tang của cán bộ Quân đội là Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam thì được tổ chức ở đâu nếu được tổ chức theo Lễ tang cấp Nhà nước?
- Lực lượng và phương tiện phục vụ Lễ đưa tang của cán bộ Quân đội là Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định như thế nào nếu được tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước?
Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam khi mất được tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước nhưng vì sao Lễ tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức theo nghi thức Lễ Quốc tang?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Thông tư 86/2016/TT-BQP quy định như sau:
Chức danh, cấp hàm được tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước
Cán bộ Quân đội đương chức hoặc thôi giữ chức thuộc một trong các chức vụ, cấp bậc quân hàm sau đây hy sinh, từ trần được tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước, gồm:
1. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
2. Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội;
3. Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam;
4. Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam là cán bộ hoạt động cách mạng trước tháng 8 năm 1945.
Như vậy, thông thường thì Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam khi mất thì Lễ tang được tổ chức với nghi thức Lễ tang cấp Nhà nước.
Tuy nhiên Đại tướng Võ Nguyên giáp là người có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế nên Lễ tang của Ông được tổ chức theo nghi thức Lễ Quốc tang căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 105/2012/NĐ-CP như sau:
Chức danh được tổ chức Lễ Quốc tang
1. Cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây khi từ trần được tổ chức Lễ Quốc tang:
a) Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
b) Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
d) Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức Lễ Quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế.
Tổ chức lễ tang (Hình từ Internet)
Lễ tang của cán bộ Quân đội là Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam thì được tổ chức ở đâu nếu được tổ chức theo Lễ tang cấp Nhà nước?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 26 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Nơi tổ chức Lễ tang và nơi an táng
1. Lễ tang cấp Nhà nước tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội (nếu tổ chức ở Hà Nội); Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 175 hoặc Nhà tang lễ số 25 Lê Quý Đôn, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh (nếu tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh).
2. An táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội; Nghĩa trang thành phố Hồ Chí Minh hoặc hỏa táng, điện táng; an táng tại quê hương hay nghĩa trang địa phương khác theo nguyện vọng của gia đình.
Như vây, Lễ tang của cán bộ Quân đội là Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam thì được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội (nếu tổ chức ở Hà Nội); Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 175 hoặc Nhà tang lễ số 25 Lê Quý Đôn, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh (nếu tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh).
Lực lượng và phương tiện phục vụ Lễ đưa tang của cán bộ Quân đội là Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định như thế nào nếu được tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước?
Căn cứ theo Điều 32 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Lực lượng và phương tiện phục vụ Lễ đưa tang
1. Lực lượng phục vụ Lễ đưa tang do Bộ Quốc phòng chuẩn bị, gồm: Tổ Quân kỳ, Đội danh dự ba Quân chủng; lực lượng chuyển linh cữu và hoa.
2. Đội xe phục vụ Lễ đưa tang do Bộ Quốc phòng chuẩn bị, gồm: 01 xe chỉ huy; 01 xe kéo xe tang (phía cuối xe tang có bệ với hàng chữ “Tổ quốc ghi công”); 01 xe chở Quân kỳ, ảnh, gối Huân chương; 03 xe chở đội danh dự ba Quân chủng và 01 xe hoa, 01 xe dự phòng, 02 xe thông tin và 01 xe cứu thương.
3. Linh cữu phủ Quốc kỳ đặt trong lồng kính để trên xe kéo xe tang có hàng chữ “Tổ quốc ghi công”.
Như vậy, Lực lượng và phương tiện phục vụ Lễ đưa tang của cán bộ Quân đội là Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định như sau:
- Lực lượng phục vụ Lễ đưa tang do Bộ Quốc phòng chuẩn bị, gồm: Tổ Quân kỳ, Đội danh dự ba Quân chủng; lực lượng chuyển linh cữu và hoa.
- Đội xe phục vụ Lễ đưa tang do Bộ Quốc phòng chuẩn bị, gồm: 01 xe chỉ huy; 01 xe kéo xe tang (phía cuối xe tang có bệ với hàng chữ “Tổ quốc ghi công”); 01 xe chở Quân kỳ, ảnh, gối Huân chương; 03 xe chở đội danh dự ba Quân chủng và 01 xe hoa, 01 xe dự phòng, 02 xe thông tin và 01 xe cứu thương.
- Linh cữu phủ Quốc kỳ đặt trong lồng kính để trên xe kéo xe tang có hàng chữ “Tổ quốc ghi công”.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?