Đại lý bán lẻ thuốc lá phải có biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi đúng không?
- Đại lý bán lẻ thuốc lá phải có biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi đúng không?
- Đại lý bán lẻ thuốc lá không có biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi thì bị xử phạt thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt đại lý bán lẻ thuốc lá phải không có biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi không?
Đại lý bán lẻ thuốc lá phải có biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi đúng không?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 về bán thuốc lá như sau:
Bán thuốc lá
1. Việc bán thuốc lá phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Doanh nghiệp, đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá phải có giấy phép bán thuốc lá theo quy định của Chính phủ;
b) Người chịu trách nhiệm tại điểm bán của đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá phải treo biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi; đại lý bán lẻ, điểm bán lẻ thuốc lá không được trưng bày quá một bao, một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được tổ chức, cho phép hoặc bán thuốc lá tại các địa điểm quy định tại Điều 11, Điều 12, trừ điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này; không được bán thuốc lá phía ngoài cổng nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, viện nghiên cứu y học, bệnh viện, nhà hộ sinh, trung tâm y tế dự phòng, trạm y tế xã, phường, thị trấn trong phạm vi 100 mét (m) tính từ ranh giới khuôn viên gần nhất của cơ sở đó.
Theo quy định trên, đại lý bán lẻ thuốc lá bắt buộc phải treo biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.
Đại lý bán lẻ thuốc lá (Hình từ Internet)
Đại lý bán lẻ thuốc lá không có biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi thì bị xử phạt thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về vi phạm quy định về bán, cung cấp thuốc lá như sau:
Vi phạm quy định về bán, cung cấp thuốc lá
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi tại điểm bán của đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Trưng bày quá một bao hoặc một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá tại đại lý bán lẻ, điểm bán lẻ thuốc lá;
b) Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi;
c) Bán, cung cấp thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật. Trường hợp bán thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá là thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thì thực hiện xử phạt theo quy định của pháp luật về hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi và loại bỏ yếu tố vi phạm đối với thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này. Trường hợp không loại bỏ được yếu tố vi phạm thì buộc tiêu hủy.
Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo quy định trên, đại lý bán lẻ thuốc lá phải không có biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, và từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt đại lý bán lẻ thuốc lá phải không có biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 103 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...
Căn cứ khoản 2 Điều 103 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 27 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 37.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, đ, e, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...
Bên cạnh đó tại khoản 6 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
6. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân.
Như vậy, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS với mức phạt tiền đến 50.000.000 đồng (đối với cá nhân) và 100.000.000 đồng (đối với tổ chức) đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trang thiết bị y tế.
Do đại lý bán lẻ thuốc lá phải không có biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 3.000.000 đồng đối với cá nhân, và cao nhất là 6.000.000 đồng đối với tổ chức nên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt đại lý này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?