Đã tổ chức đám cưới mà không đăng ký kết hôn theo quy định thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
- Đã tổ chức đám cưới mà không đăng ký kết hôn theo quy định thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
- Hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ được giải quyết như thế nào?
- Đã tổ chức đám cưới nhưng không đăng ký kết hôn thì quan hệ tài sản trong trường hợp này được giải quyết như thế nào?
Đã tổ chức đám cưới mà không đăng ký kết hôn theo quy định thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:
Đăng ký kết hôn
1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.
Như vậy, việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định. Khi đó, việc kết hôn sẽ có giá trị pháp lý và được pháp luật điều chỉnh, bảo vệ.
Còn việc tổ chức đám cưới mà không đăng ký thì pháp luật không cấm, pháp luật cũng sẽ không thừa nhận và việc tổ chức đám cưới không có giá trị về mặt pháp lý (việc kết hôn không được đăng ký thì không có giá trị pháp lý).
Và do đó, nếu phát sinh vấn đề giữa vợ chồng thì sẽ không được điều chỉnh theo quy định pháp luật về quan hệ vợ chồng.
Mặc khác, theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì:
Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.
Như vậy, pháp luật vẫn thừa nhận và cho phép việc nam nữ sống chung mà không đăng ký kết hôn.
Tại khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia định 2014 có quy định như sau:
Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Như vậy, nam nữ kết hôn với nhau phải đảm bảo các điều kiện về:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định.
Như vậy, pháp luật hiện hành không yêu cầu bắt buộc phải đăng ký kết hôn trước khi tổ chức đám cưới.
Do đó, việc chậm đăng ký kết hôn hoặc tổ chức mà đám cưới mà chưa đăng ký kết hôn sẽ không bị xử phạt và cũng chưa có chế tài xử phạt đối với hành vi này.
Việc xử phạt chỉ áp dụng trong trường hợp vi phạm các điều cấm hoặc không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật.
Tổ chức đám cưới mà không đăng ký kết hôn (Hình từ Internet)
Hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ được giải quyết như thế nào?
Căn cứ theo Điều 14 Luật Hôn nhân và gia định 2014 có quy định như sau:
Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.
Như vậy, hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ được giải quyết như trên.
Đã tổ chức đám cưới nhưng không đăng ký kết hôn thì quan hệ tài sản trong trường hợp này được giải quyết như thế nào?
Trong trường hợp đã tổ chức đám cưới nhưng không đăng ký kết hôn thì sẽ được xem là nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Do đó quan hệ tài sản trong trường hơn này sẽ được giải quyết theo Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tội ngoại tình là tội gì? Vợ ngoại tình có con trong thời kỳ hôn nhân thì có được xem là con chung không?
- Thủ tục sử dụng đất kết hợp đa mục đích mà người sử dụng là tổ chức ở cấp tỉnh theo Quyết định 2124 thực hiện ra sao?
- Để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng, lối thoát nạn nhà ở được xây dựng thế nào? Thế nào là công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng?
- Mẫu bài tham luận trong Đại hội Chi Đội? Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh do ai phụ trách?
- Chiết khấu thương mại có được giảm trừ vào doanh thu bán hàng? Tài khoản chiết khấu thương mại?