Cứu nạn cứu hộ khi sập cầu: Cần ưu tiên hoạt động nào? Thẩm quyền huy động nhân lực cứu nạn cứu hộ?
Cứu nạn cứu hộ khi sập cầu: Cần ưu tiên hoạt động nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 30/2017/NĐ-CP:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tình huống sự cố, thiên tai cơ bản là các tình huống do thiên tai hoặc con người gây ra dẫn đến sự cố, tai nạn có nguy cơ đe dọa hoặc gây hậu quả tổn thất về người, phương tiện, tài sản, vật chất và gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường cần thiết phải có các biện pháp kịp thời, thích hợp ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại tới mức thấp nhất. Bao gồm:
a) Tai nạn tàu, thuyền trên biển;
b) Sự cố tràn dầu;
c) Sự cố cháy nổ giàn khoan, đường ống dẫn dầu, khí;
d) Sự cố cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư;
đ) Sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng, hầm lò khai thác khoáng sản;
e) Sự cố rò rỉ phóng xạ, bức xạ hạt nhân, tán phát hóa chất độc và môi trường;
g) Sự cố động đất, sóng thần;
h) Tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa đặc biệt nghiêm trọng;
i) Tai nạn máy bay xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;
k) Sự cố vỡ đê, hồ đập và xả lũ;
l) Sự cố cháy rừng;
m) Bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, ngập lụt; lũ quét, lũ ống, sạt, lở đất đá và các sự cố khác do thiên tai gây ra.
...
Đồng thời, căn cứ Điều 4 Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định nguyên tắc tổ chức hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn cứu hộ như sau:
Nguyên tắc tổ chức hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn
1. Thông tin về sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phải được thông báo nhanh chóng, kịp thời cho chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và cơ quan chủ trì.
2. Chủ động, sẵn sàng nhân lực, phương tiện, thiết bị cho hoạt động ứng phó theo từng khu vực và tính chất vụ việc; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân và các lực lượng tham gia công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn. Từng bước nâng cao năng lực dân sự trong hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; trong đó lực lượng vũ trang làm nòng cốt.
3. Thực hiện phương châm 4 tại chỗ để sẵn sàng ứng phó kịp thời, hiệu quả. Ưu tiên hoạt động cứu người trước, cứu tài sản sau và bảo vệ môi trường khi có tình huống xảy ra.
4. Chỉ huy thống nhất, phối hợp chặt chẽ các lực lượng được huy động tham gia ứng phó, tìm kiếm cứu nạn trong suốt quá trình tổ chức thực hiện công tác ứng phó, tìm kiếm cứu nạn.
5. Bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tham gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; các công trình, phương tiện hoạt động trên phạm vi khu vực được ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và bảo vệ môi trường; hạn chế mức thấp nhất sự cố, tai nạn do chính hoạt động ứng phó, tìm kiếm cứu nạn gây ra.
Theo quy định trên thì việc thực hiện cứu nạn cứu hộ khi có sự cố, thiên tai phải ưu tiên hoạt động cứu người trước, cứu tài sản sau và bảo vệ môi trường khi có tình huống xảy ra.
Như vậy, khi cứu nạn cứu hộ vụ sập cầu thì cần ưu tiên hoạt động cứu người trước, cứu tài sản sau và bảo vệ môi trường khi có tình huống xảy ra.
Cứu nạn cứu hộ khi sập cầu: Cần ưu tiên hoạt động nào? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền huy động nhân lực, phương tiện, trang bị, vật tư để cứu nạn cứu hộ?
Thẩm quyền huy động nhân lực, phương tiện, trang bị, vật tư để cứu nạn cứu hộ được quy định tại Điều 15 Nghị định 30/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có thẩm quyền huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, máy móc, trang thiết bị của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý để ứng phó tình huống sự cố và tìm kiếm cứu nạn tại địa phương.
Trường hợp vượt quá khả năng, thẩm quyền phải báo cáo kịp thời với Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cấp trên trực tiếp.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, máy móc, trang thiết bị của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý để ứng phó tình huống sự cố và tìm kiếm cứu nạn.
Trường hợp vượt quá khả năng, thẩm quyền phải báo cáo kịp thời với Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn.
- Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn của bộ cơ quan ngang bộ có thẩm quyền huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, máy móc, trang thiết bị của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý để ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn.
- Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn quyết định huy động hoặc báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ quyết định huy động nguồn lực và biện pháp ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn trong trường hợp vượt quá khả năng của địa phương, bộ.
Lưu ý: Người có thẩm quyền quyết định huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, máy móc, trang thiết bị của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý có trách nhiệm quyết định việc thanh toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn hoặc hoàn trả, bồi thường thiệt hại cho tổ chức, cá nhân được huy động theo quy định của Bộ Tài chính.
Trang thiết bị ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cứu hộ gồm các nhóm nào?
Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 30/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP) thì trang thiết bị ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cứu hộ gồm các nhóm sau:
(1) Trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn đường không;
(2) Trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn đường biển, đường thủy nội địa;
(3) Trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu;
(4) Trang thiết bị chữa cháy và cứu nạn cứu hộ;
(5) Trang thiết bị cứu sập đổ công trình;
(6) Trang thiết bị ứng phó sự cố hóa chất độc, phóng xạ, sinh học hạt nhân;
(7) Trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn đường bộ, đường sắt;
(8) Trang thiết bị thông tin tìm kiếm cứu nạn;
(9) Thiết bị y tế tìm kiếm cứu nạn;
(10) Trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn khác.
Lưu ý: Hàng năm, định kỳ, các bộ, ngành, địa phương căn cứ Đề án quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn nghiên cứu, đề xuất, báo cáo Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn quyết định điều chỉnh số lượng chủng loại trang thiết bị ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho phù hợp với thực tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?