Cục trưởng Cục Phát hành và kho quỹ có quyền và nghĩa vụ gì trong việc quản lý cán bộ, công chức thuộc Cục?
Cục Phát hành và kho quỹ thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đúng không?
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định tại Điều 3 Nghị định 102/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Cơ cấu tổ chức
...
14. Cục Công nghệ thông tin.
15. Cục Phát hành và kho quỹ.
16. Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.
17. Cục Quản trị.
18. Sở Giao dịch.
19. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
20. Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
21. Viện Chiến lược ngân hàng.
22. Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.
23. Thời báo Ngân hàng.
24. Tạp chí Ngân hàng.
25. Học viện Ngân hàng.
Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 20 Điều này là đơn vị hành chính giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương; các đơn vị quy định từ khoản 21 đến khoản 25 Điều này là đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
Vụ Chính sách tiền tệ có 6 phòng. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tài chính - Kế toán, Vụ Hợp tác quốc tế có 5 phòng. Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Thanh toán, Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Dự báo, thống kê có 4 phòng. Vụ Pháp chế có 3 phòng.
Thông đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Thông đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật, trừ Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Theo đó, Cục Phát hành và kho quỹ thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Cục trưởng Cục Phát hành và kho quỹ có quyền và nghĩa vụ gì trong việc quản lý cán bộ, công chức thuộc Cục? (hình từ internet)
Cục Phát hành và kho quỹ thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng gì?
Cũng tại Điều 3 Nghị định 102/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức
...
14. Cục Công nghệ thông tin.
15. Cục Phát hành và kho quỹ.
16. Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.
17. Cục Quản trị.
18. Sở Giao dịch.
19. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
20. Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
21. Viện Chiến lược ngân hàng.
22. Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.
23. Thời báo Ngân hàng.
24. Tạp chí Ngân hàng.
25. Học viện Ngân hàng.
Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 20 Điều này là đơn vị hành chính giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương; các đơn vị quy định từ khoản 21 đến khoản 25 Điều này là đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
Vụ Chính sách tiền tệ có 6 phòng. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tài chính - Kế toán, Vụ Hợp tác quốc tế có 5 phòng. Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Thanh toán, Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Dự báo, thống kê có 4 phòng. Vụ Pháp chế có 3 phòng.
Thông đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Thông đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật, trừ Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Như vậy, Cục Phát hành và kho quỹ là đơn vị hành chính giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương.
Cục trưởng Cục Phát hành và kho quỹ có quyền và nghĩa vụ gì trong việc quản lý cán bộ, công chức thuộc Cục?
Căn cứ Điều 6 Quy chế phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức ban hành kèm theo Quyết định 1363/QĐ-NHNN quy định Cục trưởng Cục Phát hành và kho quỹ có các quyền và nghĩa vụ sau trong việc quản lý cán bộ, công chức thuộc Cục:
- Quản lý, bố trí, phân công công tác đối với cán bộ, công chức thuộc biên chế của đơn vị;
- Xây dựng quy hoạch nguồn cán bộ; quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển cán bộ trong nội bộ đơn vị;
- Đề nghị Ban cán sự Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật đối với Phó Cục trưởng, Trưởng phòng. Phó Trưởng phòng và tương đương; Thực hiện các chính sách khác có liên quan đến cán bộ, công chức trong đơn vị;
- Ký quyết định kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở xuống đối với cán bộ, công chức thuộc biên chế của đơn vị sau khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, trừ cán bộ, công chức thuộc diện quản lý của Ban cán sự Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
- Quyết định cử tổ trưởng công tác;
- Ký Quyết định cử cán bộ, công chức hướng dẫn tập sự đối với người mới được tuyển dụng vào làm việc ở đơn vị;
- Quản lý hồ sơ, nhận xét đánh giá đối với cán bộ, công chức thuộc đơn vị mình phụ trách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?