Cục Thú y trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ và quyền hạn gì về quản lý tổ chức, hoạt động dịch vụ công?
Cục Thú y trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những chức năng gì?
Cục Thú y trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những chức năng được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 4086/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 05/10/2023) như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Thú y là tổ chức trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực thú y, bao gồm: phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y; hành nghề thú y trên toàn quốc; an toàn thực phẩm động vật và sản phẩm động vật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; đầu mối thực hiện hợp tác quốc tế về thú y theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
2. Cục Thú y có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Trụ sở của Cục Thú y đặt tại thành phố Hà Nội.
Theo quy định trên, Cục Thú y là tổ chức trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực thú y, bao gồm:
- Phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật;
- Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;
- Kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật;
- Kiểm tra vệ sinh thú y;
- Quản lý thuốc thú y;
- Hành nghề thú y trên toàn quốc;
- An toàn thực phẩm động vật và sản phẩm động vật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
- Đầu mối thực hiện hợp tác quốc tế về thú y theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
Trước đây, tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 1399/QĐ-BNN-TCCB năm 2017 (Hết hiệu lực từ ngày 05/10/2023) quy định về vị trí và chức năng của Cục Thú y như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Thú y là tổ chức trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với chuyên ngành thú y, an toàn thực phẩm động vật và sản phẩm động vật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
2. Cục Thú y có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Trụ sở của Cục Thú y đặt tại thành phố Hà Nội.
Như vậy, theo quy định thì Cục Thú y thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với chuyên ngành thú y, an toàn thực phẩm động vật và sản phẩm động vật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
Cục Thú y trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những chức năng gì? (Hình từ Internet)
Cục Thú y trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ và quyền hạn gì về quản lý tổ chức, hoạt động dịch vụ công?
Cục Thú y trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ và quyền hạn về quản lý tổ chức, hoạt động dịch vụ công theo quy định tại khoản 21 Điều 2 Quyết định 4086/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 05/10/2023) như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
21. Về quản lý tổ chức, hoạt động dịch vụ công:
a) Trình Bộ cơ chế, chính sách về cung ứng dịch vụ công; thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ công; định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chí, tiêu chuẩn, cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng và các quy định về dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý của Cục;
b) Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức thực hiện dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
...
Theo quy định trên, trong quản lý tổ chức, hoạt động dịch vụ công, Cục Thú y trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Trình Bộ cơ chế, chính sách về cung ứng dịch vụ công; thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ công; định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chí, tiêu chuẩn, cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng và các quy định về dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý của Cục;
- Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức thực hiện dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
Trước đây, căn cứ khoản 20 Điều 2 Quyết định 1399/QĐ-BNN-TCCB năm 2017 (Hết hiệu lực từ ngày 05/10/2023) quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Thú y như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
16. Thực hiện nhiệm vụ kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn theo phân công của Bộ trưởng.
17. Tổ chức chỉ đạo công tác điều tra, thống kê và quản lý cơ sở dữ liệu về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục.
18. Thực hiện hợp tác quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế và các chương trình, dự án quốc tế theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng và quy định pháp luật.
19. Thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch, đề án cải cách hành chính của Bộ và quy định của pháp luật.
20. Về quản lý tổ chức, hoạt động dịch vụ công:
a) Trình Bộ cơ chế, chính sách về cung ứng dịch vụ công; thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ công; định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chí, tiêu chuẩn, cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng và các quy định về dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý của Cục;
b) Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức thực hiện dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
21. Hướng dẫn, kiểm tra đối với hoạt động của các hội, tổ chức phi chính phủ thuộc phạm vi quản lý của Cục; tham gia ý kiến về công nhận Ban vận động thành lập Hội và Điều lệ Hội theo quy định.
22. Quản lý tổ chức bộ máy, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ. Thực hiện chế độ, chính sách, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức, viên chức thuộc quyền quản lý của Cục theo quy định.
23. Thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, về công tác quản lý tổ chức, hoạt động dịch vụ công thì Cục Thú y có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
(1) Trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cơ chế, chính sách về cung ứng dịch vụ công;
Thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ công;
Định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chí, tiêu chuẩn, cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng và các quy định về dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý của Cục;
(2) Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức thực hiện dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
Lãnh đạo Cục Thú y trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm những ai?
Lãnh đạo Cục Thú y trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 4086/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 05/10/2023) như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Cục: Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định:
a) Cục trưởng có trách nhiệm: Trình Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục; ban hành Quy chế làm việc của Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức tham mưu thuộc Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục, đơn vị sự nghiệp công lập (các tổ chức có tư cách pháp nhân) thuộc Cục sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo của các tổ chức trực thuộc Cục theo phân cấp của Bộ trưởng và quy định của pháp luật;
b) Cục trưởng điều hành hoạt động của Cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Cục. Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Cục trưởng; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
...
Theo quy định trên, lãnh đạo Cục Thú y trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
Trước đây, căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 1399/QĐ-BNN-TCCB năm 2017 (Hết hiệu lực từ ngày 05/10/2023) quy định về cơ cấu tổ chức của Cục Thú y như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Cục: Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
a) Cục trưởng có trách nhiệm: Trình Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục, Chi cục, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Cục (các tổ chức có tư cách pháp nhân); ban hành Quy chế làm việc của Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức tham mưu trực thuộc Cục; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo của các tổ chức trực thuộc Cục theo phân cấp của Bộ trưởng và quy định của pháp luật.
b) Cục trưởng điều hành hoạt động của Cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Cục. Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Cục trưởng; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
...
Như vậy, theo quy định thì lãnh đạo Cục Thú y gồm có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?