Cục Sở hữu trí tuệ có trụ sở chính ở đâu? Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan giải quyết tranh chấp về sở hữu công nghiệp đúng không?
Cục Sở hữu trí tuệ có trụ sở chính ở đâu?
Cục Sở hữu trí tuệ (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 1 Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Cục Sở hữu trí tuệ (gọi tắt là Điều lệ) ban hành kèm theo Quyết định 2525/QĐ-BKHCN năm 2018 quy định như sau:
Vị trí, chức năng
1. Cục Sở hữu trí tuệ là tổ chức trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ; trực tiếp quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện các hoạt động sự nghiệp về sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật.
Cục Sở hữu trí tuệ có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: Intellectual Property Office of Viet Nam (viết tắt là IP Viet Nam).
2. Cục Sở hữu trí tuệ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản nội tệ, ngoại tệ tại Kho bạc nhà nước và Ngân hàng để hoạt động và giao dịch theo quy định của pháp luật.
Cục Sở hữu trí tuệ có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội.
Theo đó, Cục Sở hữu trí tuệ có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội.
Cục Sở hữu trí tuệ là tổ chức trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.
Cục Sở hữu trí tuệ có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ; trực tiếp quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện các hoạt động sự nghiệp về sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật.
Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan giải quyết tranh chấp về sở hữu công nghiệp đúng không?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Sở hữu trí tuệ được quy định tại Điều 2 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 2525/QĐ-BKHCN năm 2018 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
…
8. Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu thông tin sở hữu công nghiệp, xây dựng công cụ tra cứu, hướng dẫn tra cứu và sử dụng thông tin sở hữu công nghiệp; bảo đảm khả năng tiếp cận các kho thông tin cho các đối tượng có nhu cầu dùng tin; tổ chức việc cung ứng thông tin sở hữu công nghiệp phục vụ công tác quản lý nhà nước và các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo và sản xuất, kinh doanh; công bố các thông tin liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam.
9. Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
10. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến xác lập quyền sở hữu công nghiệp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
11. Tham gia giải quyết các tranh chấp về sở hữu công nghiệp và tranh chấp thương mại liên quan đến sở hữu công nghiệp thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; cung cấp ý kiến chuyên môn phục vụ việc giải quyết các tranh chấp, vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp.
...
Căn cứ quy định trên thì Cục Sở hữu trí tuệ có nhiệm vụ, quyền hạn trong tham gia giải quyết tranh chấp về sở hữu công nghiệp và tranh chấp thương mại liên quan đến sở hữu công nghiệp thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Cục Sở hữu trí tuệ không phải là cơ quan giải quyết các tranh chấp về sở hữu công nghiệp mà chỉ là tổ chức tham gia giải quyết các tranh chấp về sở hữu công nghiệp và tranh chấp thương mại liên quan đến sở hữu công nghiệp thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Cục Sở hữu trí tuệ có được cấp Thẻ Giám định viên sở hữu công nghiệp không?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 2525/QĐ-BKHCN năm 2018 thì Cục Sở hữu trí tuệ có nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp và hoạt động giám định sở hữu công nghiệp trên phạm vi cả nước như sau:
- Hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp, hoạt động giám định sở hữu công nghiệp;
- Tổ chức kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp, nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp; cấp và thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Thẻ Giám định viên sở hữu công nghiệp;
- Ghi nhận và xóa tên tổ chức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; cấp, thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định sở hữu công nghiệp.
Như vậy, cấp Thẻ Giám định viên sở hữu công nghiệp là một trong các nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Sở hữu trí tuệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?