Cục Phổ biến giáo dục pháp luật có trụ sở ở đâu? Biên chế công chức của Cục Phổ biến giáo dục pháp luật do ai quyết định phân bổ?
Cục Phổ biến giáo dục pháp luật có trụ sở ở đâu?
Trụ sở của Cục Phổ biến giáo dục pháp luật được quy định tại Điều 1 Quyết định 996/QĐ-BTP năm 2023 như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định của pháp luật.
2. Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (sau đây gọi là Cục) là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật có trụ sở ở thành phố Hà Nội.
Cục Phổ biến giáo dục pháp luật (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Cục Phổ biến giáo dục pháp luật là gì?
Cục Phổ biến giáo dục pháp luật có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 2 Quyết định 996/QĐ-BTP năm 2023 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Cục có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch, đề án, chính sách, chương trình, kế hoạch và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hoà giải ở cơ sở, đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành; tham gia xây dựng, thẩm định, góp ý các dự án, dự thảo văn bản theo phân công của Lãnh đạo Bộ hoặc theo yêu cầu của các đơn vị thuộc Bộ, đơn vị thuộc các Bộ, ngành khác có liên quan.
2. Xây dựng, trình Bộ trưởng kế hoạch công tác dài hạn, 5 năm, hàng năm của Cục; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm và hàng năm của ngành Tư pháp.
3. Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục.
...
16. Tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
17. Thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách hành chính, cải cách tư pháp; công tác văn thư, lưu trữ, bảo vệ bí mật nhà nước và an toàn an ninh mạng; phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ.
18. Thực hiện chế độ tài chính, kế toán; quản lý, sử dụng tài sản công của Cục theo quy định của pháp luật và của Bộ.
19. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và quản lý đội ngũ công chức, người lao động của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
20. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Theo đó, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2.
Biên chế công chức của Cục Phổ biến giáo dục pháp luật do ai quyết định phân bổ?
Người có quyền quyết định phân bổ biên chế công chức của Cục Phổ biến giáo dục pháp luật được quy định tại Điều 3 Quyết định 996/QĐ-BTP năm 2023 như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Cơ cấu tổ chức:
a) Lãnh đạo Cục:
Lãnh đạo Cục gồm có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng. Số lượng cấp phó thực hiện theo quy định của Bộ.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục.
Các Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Cục; được Cục trưởng phân công trực tiếp quản lý chỉ đạo một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công.
b) Các đơn vị trực thuộc Cục:
- Văn phòng;
- Phòng Truyền thông chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Phòng Tiếp cận pháp luật và Hòa giải ở cơ sở.
Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị thuộc Cục do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các đơn vị thuộc Cục do Cục trưởng quy định.
2. Biên chế công chức của Cục thuộc biên chế công chức của Bộ Tư pháp, do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Như vậy, biên chế công chức của Cục Phổ biến giáo dục pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?