Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử có tư cách pháp nhân và con dấu riêng hay không?
Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử có tư cách pháp nhân và con dấu riêng hay không?
Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (Hình từ Internet)
Theo Điều 1 Quyết định 698/QĐ-BTTTT năm 2017 quy định như sau:
Vị trí, chức năng
Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử là cơ quan trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, bao gồm: phát thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, trò chơi điện tử trên mạng và dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động.
Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản để giao dịch theo quy định của pháp luật, có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.
Căn cứ trên quy định Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử là cơ quan trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, bao gồm: phát thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, trò chơi điện tử trên mạng và dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động.
Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản để giao dịch theo quy định của pháp luật, có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.
Như vậy, Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử có tư cách pháp nhân và con dấu riêng.
Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử có bao nhiêu phòng, đơn vị trực thuộc?
Theo khoản 2 Điều 3 Quyết định 698/QĐ-BTTTT năm 2017 (được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 948/QĐ-BTTTT năm 2021) quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
...
2. Tổ chức bộ máy:
a) Các phòng:
- Văn phòng;
- Phòng Phát thanh, Truyền hình;
- Phòng Thông tin điện tử;
- Phòng Quản lý dịch vụ.
b) Đơn vị sự nghiệp trực thuộc:
- Trung tâm Đo kiểm phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục do Cục trưởng xây dựng, trình Bộ trưởng quyết định.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng và mối quan hệ công tác giữa các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục do Cục trưởng quyết định.
3. Biên chế công chức, viên chức của Cục do Cục trưởng xây dựng trình Bộ trưởng quyết định.
Theo đó, tổ chức bộ máy của Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử được quy định như sau:
(1) Các phòng:
- Văn phòng;
- Phòng Phát thanh, Truyền hình;
- Phòng Thông tin điện tử;
- Phòng Quản lý dịch vụ.
(2) Đơn vị sự nghiệp trực thuộc:
- Trung tâm Đo kiểm phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.
Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử có quyền biên tập kênh chương trình nước ngoài hay không?
Theo khoản 4 Điều 2 Quyết định 698/QĐ-BTTTT năm 2017 quy định nhiệm vụ chính của của Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử bao gồm:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Chủ trì, phối hợp nghiên cứu, đề xuất, xây dựng trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử theo phân công của Bộ trưởng.
2. Chủ trì, phối hợp xây dựng, trình Bộ trưởng hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm; chương trình, đề án, dự án về phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt theo phân công của Bộ trưởng.
3. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, chương trình, đề án, dự án thuộc lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.
4. Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép và trình Bộ trưởng cấp, gia hạn, tạm đình chỉ, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình; sản xuất kênh chương trình phát thanh, truyền hình trong nước; biên tập kênh chương trình nước ngoài; cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền; phát sóng quảng bá kênh truyền hình địa phương trên vệ tinh; thiết lập mạng xã hội, cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng; quyết định phê duyệt nội dung kịch bản trò chơi điện tử trên mạng, giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh truyền hình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền và các loại quyết định, giấy chứng nhận khác theo quy định của pháp luật.
5. Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ, đình chỉ, thu hồi giấy phép, thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, giấy phép, giấy chứng nhận đăng ký danh mục kênh chương trình trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền, cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng, cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động; xác nhận thông báo cung cấp trò chơi điện tử trên mạng; chấp thuận việc đăng, phát bài phát biểu trên phát thanh, truyền hình của Trung ương đối với cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
6. Thẩm định hồ sơ và trình Bộ trưởng quyết định cấp, thu hồi thẻ nhà báo đối với các đối tượng hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử có quyền biên tập kênh chương trình nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?