Cục Lãnh sự có con dấu hình Quốc huy không? Ai sẽ có quyền quyết định biên chế của Cục Lãnh sự?
Cục Lãnh sự có con dấu hình Quốc huy không?
Theo quy định tại Điều 1 Quyết định 1622/2008/QĐ-BNG về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
Cục Lãnh sự là đơn vị nghiệp vụ đối ngoại thuộc Bộ Ngoại giao có chức năng tham mưu, tổng hợp giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (sau đây gọi là Bộ trưởng) thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về công tác lãnh sự và hoạt động di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài.
Cục Lãnh sự có con dấu hình Quốc huy.
Theo quy định trên, Cục Lãnh sự là đơn vị nghiệp vụ đối ngoại thuộc Bộ Ngoại giao, có chức năng tham mưu, tổng hợp giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (sau đây gọi là Bộ trưởng) thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về công tác lãnh sự và hoạt động di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài.
Và Cục Lãnh sự có con dấu hình Quốc huy.
Cục Lãnh sự (Hình từ Internet)
Trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực do Cục Lãnh sự phụ trách thì Cục có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Quyết định 1622/2008/QĐ-BNG quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực do Cục phụ trách hoặc theo sự phân công của Bộ trưởng:
a) Kiến nghị Bộ trưởng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ;
b) Trình Bộ trưởng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng;
c) Chủ trì hoặc phối hợp tham gia ý kiến vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao xây dựng;
d) Kiến nghị Bộ trưởng về các biện pháp và hình thức phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn, tổ chức triển khai và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật do Cục chủ trì xây dựng;
đ) Biên soạn, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác lãnh sự.
...
Theo đó, trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực do Cục Lãnh sự phụ trách thì Cục có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Kiến nghị Bộ trưởng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ;
- Trình Bộ trưởng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng;
- Chủ trì hoặc phối hợp tham gia ý kiến vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao xây dựng;
- Kiến nghị Bộ trưởng về các biện pháp và hình thức phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn, tổ chức triển khai và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật do Cục chủ trì xây dựng;
đ) Biên soạn, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác lãnh sự.
Ai sẽ có quyền quyết định biên chế của Cục Lãnh sự?
Theo Điều 3 Quyết định 1622/2008/QĐ-BNG quy định về cơ cấu tổ chức và biên chế như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Lãnh đạo Cục gồm Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
2. Tập sự Phó Vụ trưởng (TSPVT) được công nhận hoặc cho thôi tập sự theo quyết định của Bộ trưởng. TSPVT không phải thành viên Lãnh đạo Cục. Cục trưởng Cục Lãnh sự quyết định việc ủy quyền cho TSPVT tham gia điều hành công tác chung của Cục.
3. Cục có các tổ chức trực thuộc sau:
a) Văn phòng Cục;
b) Phòng Pháp lý lãnh sự;
c) Phòng Xuất nhập cảnh;
d) Phòng Lãnh sự ngoài nước;
đ) Phòng Quan hệ lãnh sự;
e) Phòng Hợp pháp hóa và Chứng nhận lãnh sự;
g) Phòng Di cư quốc tế.
Các Phòng nêu tại khoản 3 Điều này có Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng; Văn phòng Cục có Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
4. Cục làm việc theo chế độ thủ trưởng, kết hợp với nguyên tắc tập trung dân chủ. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về mọi mặt công tác của Cục.
Cục trưởng quyết định việc phân công và điều chỉnh phân công công tác đối với các cán bộ, công chức của Cục để nâng cao hiệu quả công tác, đào tạo cán bộ và đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
5. Cục trưởng Cục Lãnh sự quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức thuộc Cục theo phân cấp của Bộ trưởng; chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc của Cục phù hợp với Quy chế làm việc của Bộ Ngoại giao và các quy định hiện hành khác.
6. Biên chế của Cục do Bộ trưởng quyết định trong tổng biên chế hành chính được giao của Bộ.
Như vậy, Cục Lãnh sự có những tổ chức trực thuộc sau:
+ Văn phòng Cục.
+ Phòng Pháp lý lãnh sự.
+ Phòng Xuất nhập cảnh.
+ Phòng Lãnh sự ngoài nước.
+ Phòng Quan hệ lãnh sự.
+ Phòng Hợp pháp hóa và Chứng nhận lãnh sự.
+ Phòng Di cư quốc tế.
Biên chế của Cục Lãnh sự do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định trong tổng biên chế hành chính được giao của Bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?
- Nghiêm cấm thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nào theo quy định pháp luật ngoại thương?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là gì? Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở gồm các tổ chức nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?