Cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quyền tổ chức thực hiện các hoạt động nào trong việc sử dụng rừng?
Cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những tổ chức tham mưu nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Quyết định 1589/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 quy định về cơ cấu tổ chức của Cục Lâm nghiệp như sau:
Cơ cấu tổ chức
...
c) Cục trưởng có trách nhiệm trình Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục; ban hành Quy chế làm việc của Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các tổ chức tham mưu thuộc Cục; các tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc Cục sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc Cục theo phân cấp của Bộ trưởng và quy định của pháp luật.
2. Các tổ chức tham mưu
a) Văn phòng Cục;
b) Phòng Kế hoạch, Tài chính;
c) Phòng Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế;
d) Phòng Pháp chế, Thanh tra;
đ) Phòng Thông tin và Chuyển đổi số;
e) Phòng Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ;
g) Phòng Phát triển rừng;
h) Phòng Sử dụng rừng;
i) Phòng Tổ chức sản xuất Lâm nghiệp;
k) Phòng Chế biến và Thương mại lâm sản.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập và tổ chức hoạt động theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, các tổ chức tham mưu thuộc Cục Lâm nghiệp bao gồm:
(1) Văn phòng Cục;
(2) Phòng Kế hoạch, Tài chính;
(3) Phòng Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế;
(4) Phòng Pháp chế, Thanh tra;
(5) Phòng Thông tin và Chuyển đổi số;
(6) Phòng Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ;
(7) Phòng Phát triển rừng;
(8) Phòng Sử dụng rừng;
(9) Phòng Tổ chức sản xuất Lâm nghiệp;
(10) Phòng Chế biến và Thương mại lâm sản.
Cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những tổ chức tham mưu nào? (Hình từ Internet)
Cục Lâm nghiệp có nhiệm vụ và quyền hạn gì về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái rừng?
Căn cứ khoản 6 Điều 2 Quyết định 1589/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Lâm nghiệp như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
6. Về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái rừng
a) Tổ chức điều tra, đánh giá, thu thập thông tin, theo dõi, giám sát đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên trong các hệ sinh thái rừng;
b) Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái rừng trên phạm vi toàn quốc;
c) Tổ chức điều tra, đánh giá, thu thập, bảo quản các loài sinh vật, vi sinh vật và nấm đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng để đưa vào danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ;
d) Hướng dẫn việc thu thập, lưu giữ, bảo quản các tiêu bản, mẫu vật trong các hệ sinh thái rừng; xây dựng hệ thống bảo tàng sinh vật rừng và vườn sưu tập thực vật rừng;
đ) Tổ chức điều tra, đánh giá, thu thập thông tin và hướng dẫn kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại trong các hệ sinh thái rừng;
e) Tổ chức thực hiện công tác bảo tồn, phát triển nguồn gen các loài động vật rừng, thực vật rừng;
g) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tiếp nhận, tái thả động vật rừng vào các khu rừng đặc dụng, phòng hộ;
h) Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, phục hồi và phát triển các hệ sinh thái rừng bị suy thoái.
7. Về phát triển rừng
a) Tham mưu trình Bộ trưởng về cơ chế, chính sách, chiến lược, chương trình, đề án, dự án, kế hoạch và các quy định, hướng dẫn về các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng, phát triển rừng, phát triển lâm sản ngoài gỗ;
...
Như vậy, về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái rừng thì Cục Lâm nghiệp có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
(1) Tổ chức điều tra, đánh giá, thu thập thông tin, theo dõi, giám sát đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên trong các hệ sinh thái rừng;
(2) Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái rừng trên phạm vi toàn quốc;
(3) Tổ chức điều tra, đánh giá, thu thập, bảo quản các loài sinh vật, vi sinh vật và nấm đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng để đưa vào danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ;
(4) Hướng dẫn việc thu thập, lưu giữ, bảo quản các tiêu bản, mẫu vật trong các hệ sinh thái rừng;
Xây dựng hệ thống bảo tàng sinh vật rừng và vườn sưu tập thực vật rừng;
(5) Tổ chức điều tra, đánh giá, thu thập thông tin và hướng dẫn kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại trong các hệ sinh thái rừng;
(6) Tổ chức thực hiện công tác bảo tồn, phát triển nguồn gen các loài động vật rừng, thực vật rừng;
(7) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tiếp nhận, tái thả động vật rừng vào các khu rừng đặc dụng, phòng hộ;
(8) Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, phục hồi và phát triển các hệ sinh thái rừng bị suy thoái.
Cục Lâm nghiệp được quyền tổ chức thực hiện các hoạt động nào trong việc sử dụng rừng?
Căn cứ khoản 9 Điều 2 Quyết định 1589/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Lâm nghiệp như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
9. Về sử dụng rừng
a) Tham mưu trình Bộ trưởng quy định, hướng dẫn về quản lý, sử dụng rừng bền vững; hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, giảng dạy, thực tập, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, nông lâm ngư kết hợp và khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ trong các loại rừng;
b) Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, giảng dạy, thực tập, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, nông lâm ngư kết hợp, khai lâm sản trong các loại rừng và hoạt động định giá rừng;
c) Tổ chức điều tra, thống kê các sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ khai thác từ rừng, cây phân tán và đề xuất biện pháp quản lý, sử dụng có hiệu quả;
d) Tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, chương trình, đề án, dự án, kế hoạch về chi trả dịch vụ môi trường rừng.
10. Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý sử dụng rừng bền vững; hướng dẫn cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững và tín chỉ các-bon rừng.
11. Về chế biến và thương mại lâm sản:
a) Tham mưu trình Bộ trưởng về cơ chế, chính sách, chương trình, đề án, dự án, kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu sản xuất, chế biến, bảo quản và thương mại lâm sản;
...
Như vậy, theo quy định, trong việc sử dụng rừng thì Cục Lâm nghiệp được quyền tổ chức thực hiện các hoạt động sau đây:
(1) Nghiên cứu khoa học;
(2) Giáo dục môi trường;
(3) Giảng dạy;
(4) Thực tập;
(5) Du lịch sinh thái;
(6) Nghỉ dưỡng;
(7) Giải trí;
(8) Nông lâm ngư kết hợp;
(9) Khai lâm sả;
(10) Hoạt động định giá rừng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?