Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật có con dấu và tài khoản riêng tại cơ quan nào? Thực hiện các nhiệm vụ gì?
Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật có con dấu và tài khoản riêng tại cơ quan nào?
Theo khoản 2 Điều 1 Quyết định 656/QĐ-BTP năm 2018 quy định như sau:
Chức năng
...
2. Cục Kiểm tra văn bản QPPL (sau đây gọi là Cục) có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài Khoản riêng tại Kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật.
Theo quy định Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật.
Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thực hiện những nhiệm vụ gì?
Theo Điều 2 Quyết định 656/QĐ-BTP năm 2018 quy định Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật có các nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
Cục có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch công tác dài hạn, 5 năm, hàng năm của Cục; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm và hàng năm của ngành Tư pháp.
2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ xây dựng dự án, dự thảo văn bản QPPL, đề án, Chương trình, kế hoạch về kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá, hợp nhất văn bản QPPL, pháp điển hệ thống QPPL để Bộ trưởng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền; tham gia thẩm định các dự án, dự thảo văn bản QPPL thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp; xây dựng, góp ý các dự án, dự thảo văn bản khác do Bộ trưởng giao.
3. Tổ chức thực hiện đề án, Chương trình, kế hoạch, văn bản QPPL về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản QPPL, pháp điển hệ thống QPPL.
4. Về kiểm tra văn bản QPPL:
a) Thực hiện tự kiểm tra văn bản QPPL do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành hoặc liên tịch ban hành; kiểm tra văn bản QPPL do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành; kiểm tra văn bản QPPL liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành; kiểm tra nội dung quy định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ trong thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; kiểm tra theo địa bàn, chuyên đề, ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
b) Kết luận về nội dung trái pháp luật của văn bản và kiến nghị cơ quan, người đã ban hành văn bản xem xét, tự xử lý; đề nghị Bộ trưởng xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định của pháp luật;
c) Tham mưu Bộ trưởng báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với trường hợp có tranh chấp về thẩm quyền kiểm tra văn bản theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thực hiện các nhiệm vụ được quy định nêu trên.
Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật có con dấu và tài khoản riêng tại cơ quan nào? Thực hiện các nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)
Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ nếu phát sinh vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị khác thì Cục xử lý ra sao?
Theo khoản 3 Điều 4 Quyết định 656/QĐ-BTP năm 2018 quy định về trách nhiệm và mối quan hệ công tác của Cục như sau:
Trách nhiệm và mối quan hệ công tác
Trách nhiệm và mối quan hệ giữa Cục với Lãnh đạo Bộ, các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức khác thuộc Bộ được thực hiện theo Quy chế làm việc của Bộ và các quy định cụ thể sau:
...
3. Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 2 Quyết định này, nếu phát sinh những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị khác thuộc Bộ thì Cục có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị đó để giải quyết.
Khi có yêu cầu của các đơn vị khác thuộc Bộ trong việc giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đó mà có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Cục thì Cục có trách nhiệm phối hợp giải quyết.
Trường hợp vượt quá thẩm quyền hoặc có ý kiến khác nhau giữa Cục với các đơn vị có liên quan thì Cục trưởng có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng phụ trách.
....
Theo quy định thì trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, nếu phát sinh những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị khác thuộc Bộ Tư pháp thì Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị đó để giải quyết.
Khi có yêu cầu của các đơn vị khác thuộc Bộ Tư pháp trong việc giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đó mà có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Cục thì Cục có trách nhiệm phối hợp giải quyết.
Trường hợp vượt quá thẩm quyền hoặc có ý kiến khác nhau giữa Cục với các đơn vị có liên quan thì Cục trưởng có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp hoặc Thứ trưởng phụ trách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghiêm cấm thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nào theo quy định pháp luật ngoại thương?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là gì? Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở gồm các tổ chức nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?