Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về những nội dung gì?
Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực thuộc Bộ Tư pháp có tư cách pháp nhân hay không?
Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực thuộc Bộ Tư pháp quy định tại Điều 1 Quyết định 283/QĐ-BTP năm 2018 như sau:
Chức năng
Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước, tổ chức thi hành pháp luật về các lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (sau đây gọi là Cục) có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực thuộc Bộ Tư pháp (Hình từ Internet)
Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về những nội dung gì?
Nhiệm vụ của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực quy định tại khoản 5 Điều 2 Quyết định 283/QĐ-BTP năm 2018 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
...
5. Thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực:
a) Rà soát, hệ thống hoá, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Cục;
b) Theo dõi, đôn đốc, đề xuất giải pháp thúc đẩy việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch, quốc tịch, chứng thực;
c) Hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực trong phạm vi cả nước;
d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
đ) Giải quyết các việc về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
e) Tra cứu thông tin, dữ liệu về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân; xây dựng và duy trì hoạt động của Trang thông tin về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực; cấp bản sao trích lục hộ tịch từ cơ sở dữ liệu hộ tịch theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
g) Phối hợp với đơn vị liên quan của Bộ Ngoại giao hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiểm tra về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
...
Theo đó, nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực của Cục gồm những nội dung sau đây:
- Rà soát, hệ thống hoá, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Cục;
- Theo dõi, đôn đốc, đề xuất giải pháp thúc đẩy việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch, quốc tịch, chứng thực;
- Hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực trong phạm vi cả nước;
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
- Giải quyết các việc về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
- Tra cứu thông tin, dữ liệu về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân; xây dựng và duy trì hoạt động của Trang thông tin về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực; cấp bản sao trích lục hộ tịch từ cơ sở dữ liệu hộ tịch theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
- Phối hợp với đơn vị liên quan của Bộ Ngoại giao hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiểm tra về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực thuộc Bộ Tư pháp có những chức danh lãnh đạo nào?
Lãnh đạo Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Quyết định 283/QĐ-BTP năm 2018 như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức của Cục gồm:
a) Lãnh đạo Cục:
Lãnh đạo Cục gồm có Cục trưởng và không quá 03 (ba) Phó Cục trưởng.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Cục.
Các Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Cục; được Cục trưởng phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công.
...
Theo đó, lãnh đạo Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực gồm có Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng.
+ Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Cục.
+ Các Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Cục; được Cục trưởng phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?