Cục Hàng hải Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Và có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước không?
Cục Hàng hải Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Và có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước không?
Tại Điều 1 Quyết định 319/QĐ-BGTVT năm 2023 (Có hiệu lực từ 27/03/2023) quy định như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Hàng hải Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (sau đây viết tắt là Bộ trưởng) quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật chuyên ngành hàng hải trong phạm vi cả nước.
2. Cục Hàng hải Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
3. Cục Hàng hải Việt Nam có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: VIETNAM MARITIME ADMINISTRATION, viết tắt: VINAMARINE.
Theo đó, Cục Hàng hải Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải có tư cách pháp nhân và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
Trước đây, theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 2818/QĐ-BGTVT năm 2017 (Hết hiệu lực từ 27/03/2023) quy định như sau:
Vị trí và chức năng
...
2. Cục Hàng hải Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Cục Hàng hải Việt Nam có tư cách pháp nhân và được được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
Cục Hàng hải Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Và có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước không? (Hình từ Internet)
Cục Hàng hải Việt Nam trình cơ quan nào ban hành quy định về định biên của tàu biển Việt Nam?
Theo điểm a khoản 8 Điều 2 Quyết định 2818/QĐ-BGTVT năm 2017 quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
8. Về quản lý tàu biển, thuyền viên, hoa tiêu và nguồn nhân lực hàng hải khác:
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình Chính phủ ban hành quy định về đăng ký, xóa đăng ký, quản lý mua, bán tàu biển, chức danh, tiêu chuẩn theo chức danh thuyền viên, định biên của tàu biển Việt Nam và vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc;
b) Tổ chức đăng ký tàu biển, thuyền viên theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện việc cấp, thu hồi chứng chỉ chuyên môn, sổ thuyền viên và các giấy tờ khác có liên quan đến hoạt động hàng hải theo quy định của pháp luật;
d) Tổ chức đào tạo, huấn luyện thuyền viên, hoa tiêu hàng hải, sỹ quan an ninh cảng biển và các nguồn nhân lực hàng hải khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
đ) Công bố tuyến dẫn tàu trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc; quy định số lượng tối thiểu hoa tiêu các hạng và phương tiện đưa đón hoa tiêu trên từng tuyến dẫn tàu; quyết định giao tuyến dẫn tàu hoặc vùng hoạt động hoa tiêu cho tổ chức hoa tiêu hàng hải theo quy định.
...
Theo đó, Cục Hàng hải Việt Nam trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình Chính phủ ban hành quy định về định biên của tàu biển Việt Nam.
Cục Hàng hải Việt Nam có phải tổ chức kiểm soát tải trọng và an toàn container tại cảng biển không?
Theo khoản 10 Điều 2 Quyết định 319/QĐ-BGTVT năm 2023 (Có hiệu lực từ 27/03/2023) như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
10. Về vận tải biển và dịch vụ hàng hải
a) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về vận tải biển và dịch vụ hàng hải theo quy định của pháp luật;
b) Quản lý các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo và giữa các đảo được giao;
c) Tổ chức thực hiện việc thống kê, nghiên cứu, dự báo phát triển hàng hải và đánh giá chất lượng dịch vụ hàng hải;
d) Phê duyệt phương án bảo đảm an toàn trong quá trình vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng trong trường hợp phương tiện thủy rời cảng biển; thẩm định, trình Bộ trưởng cấp Giấy phép vận tải nội địa đối với tàu biển mang quốc tịch nước ngoài;
đ) Tổ chức thực hiện kiểm soát tải trọng, kiểm tra an toàn container tại cảng biển theo quy định của pháp luật;
Theo đó, Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức thực hiện kiểm soát tải trọng, kiểm tra an toàn container tại cảng biển theo quy định của pháp luật.
Trước đây, căn cứ điểm e khoản 9 Điều 2 Quyết định 2818/QĐ-BGTVT năm 2017 (Hết hiệu lực từ 27/03/2023) quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
9. Về vận tải biển và dịch vụ hàng hải:
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về phát triển vận tải biển, dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển;
b) Quản lý các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo và giữa các đảo được giao;
c) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về vận tải biển và dịch vụ hàng hải;
d) Tổ chức thực hiện việc thống kê, nghiên cứu, dự báo phát triển hàng hải và đánh giá chất lượng dịch vụ hàng hải;
đ) Thực hiện cấp mới, cấp lại và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển, Bản công bố phù hợp lao động hàng hải phần I, Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng và cung ứng thuyền viên; phê duyệt phương án bảo đảm an toàn trong quá trình vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng trong trường hợp phương tiện thủy rời cảng biển; thẩm định, trình Bộ trưởng cấp Giấy phép vận tải nội địa đối với tàu biển mang quốc tịch nước ngoài;
e) Tổ chức thực hiện kiểm soát tải trọng, kiểm tra an toàn container tại cảng biển theo quy định;
g) Tổ chức thực hiện giám sát giá dịch vụ hàng hải theo quy định.
10. Về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải:
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải;
b) Tổ chức thực hiện bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải đối với tàu thuyền hoạt động tại cảng biển, luồng hàng hải và các vùng biển Việt Nam theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức thực hiện việc báo cáo, điều tra, xử lý tai nạn hàng hải và các hành vi vi phạm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
d) Tổ chức thực hiện phòng, chống thiên tai, phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển theo quy định của pháp luật;
đ) Quản lý nhà nước về hệ thống thông tin hàng hải, báo hiệu hàng hải và các hệ thống hỗ trợ hàng hải khác; tổ chức cung cấp các tài liệu và thông tin nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải theo quy định của pháp luật;
e) Tổ chức đánh giá an ninh, phê duyệt kế hoạch an ninh cảng biển; cấp giấy chứng nhận cán bộ an ninh cảng biển theo quy định;
g) Tổ chức tiếp nhận, xử lý và truyền phát thông tin an ninh hàng hải theo quy định của pháp luật;
h) Tổ chức công bố và truyền phát thông báo hàng hải theo quy định của pháp luật;
i) Tổ chức thực hiện khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động hàng hải theo quy định.
Như vậy, Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức thực hiện kiểm soát tải trọng, kiểm tra an toàn container tại cảng biển theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?