Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hiện nay có bao nhiêu Chi cục và Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực?
- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có các Chi cục và Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực nào?
- Việc thành lập hay giải thể các Chi cục và Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam do ai quyết định?
- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào về an toàn, an ninh đường thủy nội địa?
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có các Chi cục và Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực nào?
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có các Chi cục và Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 Quyết định 383/QĐ-BGTVT năm 2023 như sau:
Cơ cấu tổ chức Cục
...
2. Các Chi cục Đường thủy nội địa khu vực
a) Chi cục Đường thủy nội địa khu vực I.
b) Chi cục Đường thủy nội địa khu vực II.
c) Chi cục Đường thủy nội địa khu vực III.
3. Các Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực
a) Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I.
b) Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực II.
c) Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực III.
d) Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực IV.
đ) Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực V.
...
Theo quy định trên, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có 03 Chi cục Đường thủy nội địa khu vực sau:
- Chi cục Đường thủy nội địa khu vực I.
- Chi cục Đường thủy nội địa khu vực II.
- Chi cục Đường thủy nội địa khu vực III.
Và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có 05 Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực sau:
- Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I.
- Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực II.
- Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực III.
- Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực IV.
- Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực V.
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Hình từ Internet)
Việc thành lập hay giải thể các Chi cục và Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam do ai quyết định?
Việc thành lập hay giải thể các Chi cục và Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam được quy định tại khoản 5 Điều 3 Quyết định 383/QĐ-BGTVT năm 2023 như sau:
Cơ cấu tổ chức Cục
...
5. Bộ trưởng quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức quy định tại khoản 2, 3 Điều này theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Giao thông vận tải đường thủy I, Trường Cao đẳng Giao thông vận tải đường thủy II theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức giúp việc Cục trưởng.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các Chi cục và Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Chi cục và Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào về an toàn, an ninh đường thủy nội địa?
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào về an toàn, an ninh đường thủy nội địa thì theo khoản 10 Điều 2 Quyết định 383/QĐ-BGTVT năm 2023 quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
10. Về an toàn, an ninh đường thủy nội địa
a) Tổ chức thực hiện bảo đảm an toàn, an ninh đường thủy nội địa, theo thẩm quyền và thuộc phạm vi quản lý;
b) Tổ chức thực hiện khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động trên phương tiện vận tải đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức thực hiện phòng, chống thiên tai, phối hợp tìm kiếm, cứu nạn, ứng phó sự cố tràn dầu trên đường thủy nội địa theo thẩm quyền và thuộc phạm vi quản lý;
d) Chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa theo thẩm quyền và thuộc phạm vi quản lý;
đ) Phối hợp triển khai, thực hiện các nội dung về công tác phòng chống khủng bố, phòng chống dịch bệnh trong vận tải đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, về an toàn, an ninh đường thủy nội địa, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Tổ chức thực hiện bảo đảm an toàn, an ninh đường thủy nội địa, theo thẩm quyền và thuộc phạm vi quản lý;
- Tổ chức thực hiện khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động trên phương tiện vận tải đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện phòng, chống thiên tai, phối hợp tìm kiếm, cứu nạn, ứng phó sự cố tràn dầu trên đường thủy nội địa theo thẩm quyền và thuộc phạm vi quản lý;
- Chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa theo thẩm quyền và thuộc phạm vi quản lý;
- Phối hợp triển khai, thực hiện các nội dung về công tác phòng chống khủng bố, phòng chống dịch bệnh trong vận tải đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?