Cục Đường bộ Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì đối với an toàn giao thông đường bộ? Cục trưởng này phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Cục trước ai?
Cục Đường bộ Việt Nam là tổ chức thực hiện các dịch vụ công về giao thông vận tải đường bộ đúng không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 1218/QĐ-BGTVT năm 2022, có quy định về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Đường bộ Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về giao thông vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước (trừ chức năng giao cho Cục Đường cao tốc Việt Nam); tổ chức thực hiện các dịch vụ công về giao thông vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.
2. Cục Đường bộ Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu hình quốc huy, có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
3. Cục Đường bộ Việt Nam có tên giao dịch bằng tiếng Anh: Department for Roads of Viet Nam (viết tắt là DRVN).
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Đường bộ Việt Nam là tổ chức thực hiện các dịch vị công về giao thông vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.
Cục Đường bộ Việt Nam (Hình từ Internet)
Cục Đường bộ Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì đối với an toàn giao thông đường bộ?
Căn cứ tại khoản 8 Điều 2 Quyết định 1218/QĐ-BGTVT năm 2022, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
…
8. Về an toàn giao thông đường bộ:
a) Xây dựng trình Bộ trưởng đề án, giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức thực hiện công tác phòng, chống, ứng phó sự cố, thiên tai và phối hợp tìm kiếm cứu nạn trong giao thông đường bộ theo phân cấp của Bộ trưởng;
c) Hướng dẫn, kiểm tra, phối hợp thực hiện công tác kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước;
d) Tổ chức xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, thẩm định an toàn giao thông trong quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ đang khai thác;
đ) Tổ chức kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức điều tra tai nạn lao động xảy ra trên phương tiện vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật;
e) Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy hệ thống quốc lộ đang khai thác theo quy định của pháp luật.
…
Theo đó, đối với an toàn giao thông đường bộ thì Cục Đường bộ Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Xây dựng trình Bộ trưởng đề án, giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện công tác phòng, chống, ứng phó sự cố, thiên tai và phối hợp tìm kiếm cứu nạn trong giao thông đường bộ theo phân cấp của Bộ trưởng;
- Hướng dẫn, kiểm tra, phối hợp thực hiện công tác kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước;
- Tổ chức xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, thẩm định an toàn giao thông trong quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ đang khai thác;
- Tổ chức kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức điều tra tai nạn lao động xảy ra trên phương tiện vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật;
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy hệ thống quốc lộ đang khai thác theo quy định của pháp luật.
Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Cục trước ai?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Quyết định 1218/QĐ-BGTVT năm 2022, có quy định về lãnh đạo Cục như sau:
Lãnh đạo Cục
1. Cục Đường bộ Việt Nam có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
Số lượng Phó Cục trưởng thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Giao thông vận tải.
Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam do Bộ trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động theo quy định của pháp luật.
Phó Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam do Bộ trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam.
2. Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục. Phó Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
3. Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Cục trước Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?