Cục Công nghiệp địa phương là đơn vị của cơ quan nào? Cục Công nghiệp địa phương có những chức năng gì?
- Cục Công nghiệp địa phương là đơn vị của cơ quan nào? Cục Công nghiệp địa phương có những chức năng gì?
- Bộ máy giúp việc của Cục Công nghiệp địa phương bao gồm những đơn vị nào?
- Cục Công nghiệp địa phương có được tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch xúc tiến hỗ trợ phát triển công nghiệp và thương mại ở ngoài nước hay không?
Cục Công nghiệp địa phương là đơn vị của cơ quan nào? Cục Công nghiệp địa phương có những chức năng gì?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 999/QĐ-BCT năm 2013 quy định về vị trí và chức năng của Cục Công nghiệp địa phương như sau:
Vị trí và chức năng
Cục Công nghiệp địa phương là tổ chức của Bộ Công Thương, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về: Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, khuyến công, cụm công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tại các địa phương trong cả nước; thực hiện hoạt động dịch vụ công thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của Cục.
Cục Công nghiệp địa phương có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước, có con dấu để hoạt động và giao dịch theo quy định của pháp luật.
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: AGENCY FOR REGIONAL INDUSTRY DEVELOPMENT.
Viết tắt là: ARID
Trụ sở chính đặt tại: Thành phố Hà Nội.
Như vậy, theo quy định thì Cục Công nghiệp địa phương là tổ chức của Bộ Công Thương.
Cục Công nghiệp địa phương giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về:
(1) Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, khuyến công, cụm công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tại các địa phương trong cả nước;
(2) Thực hiện hoạt động dịch vụ công thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của Cục.
Cục Công nghiệp địa phương là đơn vị của cơ quan nào? Cục Công nghiệp địa phương có những chức năng gì? (Hình từ Internet)
Bộ máy giúp việc của Cục Công nghiệp địa phương bao gồm những đơn vị nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 999/QĐ-BCT năm 2013 quy định về cơ cấu tổ chức của Cục Công nghiệp địa phương như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Bộ máy giúp việc:
a) Văn phòng;
b) Phòng Kế hoạch – Tổng hợp;
c) Phòng Tài chính – Kế toán;
d) Phòng Thông tin và Truyền thông;
đ) Phòng Quản lý khuyến công
e) Phòng Quản lý cụm công nghiệp;
g) Phòng Công nghiệp hỗ trợ và Hội nhập;
h) Văn phòng Đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Đơn vị sự nghiệp:
Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1.
Việc thành lập mới, sắp xếp, tổ chức lại, sáp nhập hoặc giải thể các đơn vị trực thuộc Cục Công nghiệp địa phương do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định theo đề nghị của Cục trưởng.
Như vậy, theo quy định thì bộ máy giúp việc của Cục Công nghiệp địa phương bao gồm:
(1) Văn phòng;
(2) Phòng Kế hoạch – Tổng hợp;
(3) Phòng Tài chính – Kế toán;
(4) Phòng Thông tin và Truyền thông;
(5) Phòng Quản lý khuyến công
(6) Phòng Quản lý cụm công nghiệp;
(7) Phòng Công nghiệp hỗ trợ và Hội nhập;
(8) Văn phòng Đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Cục Công nghiệp địa phương có được tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch xúc tiến hỗ trợ phát triển công nghiệp và thương mại ở ngoài nước hay không?
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Quyết định 999/QĐ-BCT năm 2013 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Công nghiệp địa phương như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
4. Về công nghiệp địa phương:
a) Chủ trì xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở địa phương và vùng lãnh thổ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện;
b) Chủ trì tổng hợp, trình Bộ trưởng phê duyệt hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, chương trình, đề án, dự án đầu tư phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở địa phương và vùng lãnh thổ (trừ các dự án do các doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương đầu tư);
c) Tổng hợp kế hoạch, theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên các địa bàn; giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án và báo cáo đánh giá tiềm năng, tình hình phát triển công nghiệp; đề xuất định hướng, giải pháp phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của các địa phương và vùng lãnh thổ;
d) Tổ chức xây dựng, thực hiện hoặc phối hợp thực hiện các chương trình, kế hoạch xúc tiến hỗ trợ phát triển công nghiệp và thương mại ở trong nước và ngoài nước; các chương trình, đề án khoa học công nghệ, môi trường, sản xuất sạch hơn, vệ sinh an toàn thực phẩm; các dự án phát triển điện nông thôn và năng lượng mới, năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng đối với các địa phương theo quy định của pháp luật;
đ) Tổ chức phổ biến kinh nghiệm về sản xuất, quản lý, khoa học công nghệ, đầu tư, đào tạo, cung cấp thông tin và tổ chức hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước để quảng bá, giới thiệu và phát triển sản phẩm công nghiệp địa phương theo quy định của pháp luật;
e) Đầu mối giúp Bộ trưởng trong các Ban Chỉ đạo phát triển các vùng kinh tế trọng điểm; Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ.
...
Như vậy, theo quy định thì Cục Công nghiệp địa phương có quyền tổ chức thực hiện hoặc phối hợp thực hiện các chương trình, kế hoạch xúc tiến hỗ trợ phát triển công nghiệp và thương mại ở cả trong nước và ngoài nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?