Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông có được kiểm tra việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin không?
- Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông thực hiện chức năng gì?
- Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông có được kiểm tra việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin không?
- Lãnh đạo Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông gồm những ai?
Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông thực hiện chức năng gì?
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 1816/QĐ-BTTTT năm 2022, có quy định về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông là tổ chức trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về công nghiệp công nghệ thông tin.
Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản để giao dịch theo quy định của pháp luật, có trụ sở chính đặt tại Thành phố Hà Nội.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông thực hiện chức năng giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về công nghiệp công nghệ thông tin.
Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông (Hình từ Internet)
Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông có được kiểm tra việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 2 Quyết định 1816/QĐ-BTTTT năm 2022, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Tham mưu xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch, các chương trình, dự án, đề án, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, cơ chế, chính sách lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, dự án, đề án, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số.
3. Tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số.
4. Tổ chức thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số trong nước và ra thị trường nước ngoài.
5. Tổ chức thực hiện các biện pháp, giải pháp phát triển doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số; hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số.
6. Xây dựng và tổ chức triển khai chương trình, kế hoạch phát triển sản phẩm công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số trọng điểm, công nghệ số mới.
7. Tham mưu trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định phát triển cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số; chủ trì thẩm định, trình phê duyệt và hướng dẫn, giám sát, kiểm tra thực hiện các đề án thành lập, mở rộng, công nhận khu công nghệ thông tin tập trung.
8. Tổ chức thực hiện quản lý chất lượng đối với sản phẩm, dịch vụ thuộc lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng.
9. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông có nhiệm vụ và quyền hạn kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin.
Lãnh đạo Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông gồm những ai?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 1816/QĐ-BTTTT năm 2022, có quy định về cơ cấu tổ chức và biên chế như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Lãnh đạo Cục:
Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng chỉ đạo, điều hành các mặt công tác của Cục, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công.
2. Tổ chức bộ máy:
- Văn phòng;
- Phòng Chính sách;
- Phòng Quản lý chất lượng;
- Phòng Xúc tiến thương mại và đầu tư.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng và mối quan hệ công tác giữa các đơn vị thuộc Cục do Cục trưởng quyết định.
3. Biên chế công chức của Cục do Cục trưởng xây dựng và trình Bộ trưởng quyết định.
Như vậy, theo quy định trên thì lãnh đạo Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông gồm có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?