Cục Công nghệ thông tin có trách nhiệm gì nếu khi triển khai thực hiện nhiệm vụ có vấn đề phát sinh liên quan đến các đơn vị khác thuộc Bộ Tư pháp?
- Biên chế công chức của Cục Công nghệ thông tin thuộc Bộ Tư pháp do ai quyết định phân bổ?
- Cục Công nghệ thông tin có trách nhiệm gì nếu trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ có vấn đề phát sinh liên quan đến các đơn vị khác thuộc Bộ Tư pháp?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Bộ Tư pháp có quan hệ công tác như thế nào với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp?
Biên chế công chức của Cục Công nghệ thông tin thuộc Bộ Tư pháp do ai quyết định phân bổ?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Quyết định 1468/QĐ-BTP năm 2018 quy định về biên chế như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
...
2. Biên chế
a) Biên chế công chức của Cục thuộc biên chế công chức của Bộ Tư pháp, do Bộ trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin.
b) Số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp thuộc Cục do Bộ trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, quản lý và sử dụng viên chức đối với các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công lập.
Theo quy định trên, biên chế công chức của Cục Công nghệ thông tin thuộc biên chế công chức của Bộ Tư pháp, do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin.
Số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp thuộc Cục Công nghệ thông tin do Bộ trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, quản lý và sử dụng viên chức đối với các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công lập.
Cục Công nghệ thông tin thuộc Bộ Tư pháp (Hình từ Internet)
Cục Công nghệ thông tin có trách nhiệm gì nếu trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ có vấn đề phát sinh liên quan đến các đơn vị khác thuộc Bộ Tư pháp?
Tại khoản 3 Điều 4 Quyết định 1468/QĐ-BTP năm 2018 quy định như sau:
Trách nhiệm và mối quan hệ công tác
Trách nhiệm và mối quan hệ công tác giữa Cục với Lãnh đạo Bộ, các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp và các cơ quan, tổ chức khác được thực hiện theo Quy chế làm việc của Bộ và các quy định cụ thể sau:
1. Cục chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng được phân công phụ trách, có trách nhiệm tổ chức thực hiện, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về kết quả giải quyết công việc được giao.
2. Cục là đầu mối giúp Lãnh đạo Bộ thực hiện quan hệ với bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức khác trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 2 Quyết định này, nếu có vấn đề phát sinh liên quan đến các đơn vị khác thuộc Bộ thì Cục có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với đơn vị đó để giải quyết.
Khi có yêu cầu của các đơn vị khác thuộc Bộ trong việc giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đó mà liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục thì Cục có trách nhiệm phối hợp giải quyết.
Trường hợp phát sinh vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc có ý kiến khác nhau giữa Cục với các đơn vị có liên quan, Cục trưởng có trách nhiệm phối hợp với Chánh Văn phòng Bộ đề xuất, báo cáo Thứ trưởng phụ trách hoặc Bộ trưởng và thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ.
...
Như vậy, trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 2 Quyết định 1468/QĐ-BTP năm 2018, nếu có vấn đề phát sinh liên quan đến các đơn vị khác thuộc Bộ thì Cục có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với đơn vị đó để giải quyết.
Khi có yêu cầu của các đơn vị khác thuộc Bộ trong việc giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đó mà liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục thì Cục có trách nhiệm phối hợp giải quyết.
Trường hợp phát sinh vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc có ý kiến khác nhau giữa Cục với các đơn vị có liên quan, Cục trưởng có trách nhiệm phối hợp với Chánh Văn phòng Bộ đề xuất, báo cáo Thứ trưởng phụ trách hoặc Bộ trưởng và thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ.
Cục Công nghệ thông tin thuộc Bộ Tư pháp có quan hệ công tác như thế nào với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp?
Theo khoản 4 Điều 4 Quyết định 1468/QĐ-BTP năm 2018 quy định như sau:
Trách nhiệm và mối quan hệ công tác
...
4. Quan hệ công tác giữa Cục với các đơn vị thuộc Bộ:
a) Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Thi hành án dân sự trong việc xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, hạng mục ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự; phối hợp với Tổng cục Thi hành án dân sự hướng dẫn, kiểm tra tình hình sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự;
b) Phối hợp với Cục Kế hoạch - Tài chính trong việc thuê, đầu tư, mua sắm tập trung các dịch vụ, thiết bị công nghệ thông tin, các phần mềm ứng dụng, tổng hợp, phân bổ ngân sách cho hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của các đơn vị trong Bộ, Ngành; tổ chức thực hiện theo phân công của Bộ trưởng;
c) Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng, thực hiện chế độ chính sách đối với công chức, viên chức, người lao động của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
d) Phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục;
đ) Phối hợp với các đơn vị:
- Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm trong việc nâng cấp, duy trì, phát triển, vận hành, khai thác hệ thống dữ liệu quốc gia về giao dịch bảo đảm.
- Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực trong việc quản lý, vận hành, cập nhật, khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc và các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.
- Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia trong việc triển khai, quản lý, khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu và quản lý lý lịch tư pháp.
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trong việc quản lý, vận hành, cập nhật, khai thác sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.
Theo đó, quan hệ công tác giữa Cục Công nghệ thông tin với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?