Cục Bưu điện Trung ương có tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại không? Cục có những đơn vị trực thuộc nào?
Cục Bưu điện Trung ương có tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại không?
Vi trí của Cục Bưu điện Trung ương được quy định tại Điều 1 Quyết định 889/QĐ-BTTTT năm 2015 như sau:
Vị trí và chức năng:
Cục Bưu điện Trung ương là đơn vị thông tin đặc biệt trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, có chức năng đảm bảo thông tin liên lạc cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến các đầu mối trực thuộc quan trọng trong công tác chỉ đạo, điều hành cơ mật và trong những trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
Cục Bưu điện Trung ương có tư cách pháp nhân, con dấu hình quốc huy và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại để giao dịch theo quy định của pháp luật, có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội.
Cục Bưu điện Trung ương kế thừa các quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ hợp pháp trước đây của Bưu điện Trung ương.
Theo quy định trên, Cục Bưu điện Trung ương có tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại để giao dịch theo quy định của pháp luật.
Cục Bưu điện Trung ương (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Cục Bưu điện Trung ương là gì?
Cục Bưu điện Trung ương có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 Quyết định 889/QĐ-BTTTT năm 2015 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Cục Bưu điện Trung ương có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng, ban hành và chỉ đạo triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch, phương án tổ chức, phát triển mạng bưu chính, mạng viễn thông, các hệ thống thông tin dùng riêng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước (sau đây gọi chung là mạng thông tin dùng riêng của Đảng, Nhà nước).
2. Đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác mạng thông tin dùng riêng của Đảng, Nhà nước phục vụ thông tin liên lạc cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến các đầu mối trực thuộc quan trọng trong công tác chỉ đạo, điều hành cơ mật và trong các trường hợp khẩn cấp.
3. Tổ chức thực hiện các quy định, giải pháp kỹ thuật về an toàn thông tin; phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, xử lý các sự cố về an toàn thông tin; phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ triển khai các phương án bảo đảm bí mật thông tin truyền dẫn trên mạng thông tin dùng riêng của Đảng, Nhà nước.
4. Làm đầu mối duy nhất cung cấp, lắp đặt thiết bị đầu cuối; làm đại lý duy nhất cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông công cộng cho Văn phòng Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội và các cơ quan trung ương quan trọng khác theo nhiệm vụ được phân công.
5. Quản lý, khai thác hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin quan trọng của quốc gia theo nhiệm vụ được phân công.
6. Trên cơ sở quyết định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, trực tiếp triển khai việc huy động sử dụng hạ tầng, dịch vụ của các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin trong những trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật để bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến các đầu mối trực thuộc quan trọng.
7. Tham gia các hoạt động tư vấn, thiết kế, xây lắp; chủ trì triển khai các đề án, dự án tích hợp các hệ thống bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin cho các cơ quan Đảng, Nhà nước.
8. Triển khai xây dựng và hướng dẫn các quy định về quản lý kỹ thuật nghiệp vụ; điều hành, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa mạng thông tin dùng riêng của Đảng, Nhà nước.
9. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thự
c hiện chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật và đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật.
10. Quản lý, sử dụng tài sản được giao, kinh phí được cấp và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
11. Được áp dụng các cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, lao động, tiền lương theo Quyết định số 58/QĐ-TTg ngày 15/01/2015 và Quyết định số 03/2015/QĐ-TTg ngày 15/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông giao.
Theo đó, Cục Bưu điện Trung ương có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 nêu trên.
Cục Bưu điện Trung ương có những đơn vị trực thuộc nào?
Đơn vị trực thuộc Cục Bưu điện Trung ương được quy định tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 889/QĐ-BTTTT năm 2015 như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
...
2. Tổ chức bộ máy:
a) Văn phòng và các phòng chức năng
- Văn phòng;
- Phòng Tổ chức cán bộ;
- Phòng Tài chính - Kế toán;
- Phòng Kế hoạch - Đầu tư;
- Phòng Kỹ thuật Nghiệp vụ;
- Phòng An toàn thông tin.
b) Các đơn vị trực thuộc
- Bưu điện CP16;
- Bưu điện T78;
- Bưu điện T26.
Các đơn vị trực thuộc có con dấu và tài khoản để giao dịch theo quy định của pháp luật.
c) Đơn vị sự nghiệp trực thuộc
- Trung tâm Tư vấn, thiết kế và Tích hợp hệ thống.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc, đơn vị sự nghiệp của Cục do Cục trưởng xây dựng trình Bộ trưởng quyết định.
Cục trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng và các phòng chức năng và mối quan hệ công tác giữa các đơn vị thuộc Cục.
...
Như vậy, Cục Bưu điện Trung ương có những đơn vị trực thuộc sau:
+ Bưu điện CP16.
+ Bưu điện T78.
+ Bưu điện T26.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?