Cục Bồi thường nhà nước là đơn vị thuộc cơ quan nào? Cục Bồi thường nhà nước có những chức năng gì?
Cục Bồi thường nhà nước là đơn vị thuộc cơ quan nào? Cục Bồi thường nhà nước có những chức năng gì?
Vị trí và chức năng của Cục Bồi thường nhà nước được quy định tại Điều 1 Quyết định 1222/QĐ-BTP năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 29/06/2023) như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Bồi thường nhà nước là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật về công tác bồi thường nhà nước theo quy định pháp luật.
2. Cục Bồi thường nhà nước (sau đây gọi là Cục) là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định pháp luật.
Theo quy định trên, Cục Bồi thường nhà nước là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật về công tác bồi thường nhà nước theo quy định pháp luật.
Trước đây, căn cứ khoản 2 Điều 1 Quyết định 638/QĐ-BTP năm 2018 (Hết hiệu lực từ ngày 29/06/2023) quy định về chức năng của Cục Bồi thường nhà nước như sau:
Chức năng
1. Cục Bồi thường nhà nước là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật về công tác bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Cục Bồi thường nhà nước (sau đây gọi là Cục) là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài Khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Cục Bồi thường nhà nước là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật về công tác bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật.
Cục Bồi thường nhà nước là đơn vị thuộc cơ quan nào? Cục Bồi thường nhà nước có những chức năng gì? (Hình từ Internet)
Cục Bồi thường nhà nước có nhiệm vụ hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường hay không?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Bồi thường nhà nước được quy định tại Điều 2 Quyết định 1222/QĐ-BTP năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 29/06/2023) như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Cục có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch, đề án, chính sách, chương trình, kế hoạch và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành; tham gia xây dựng, thẩm định, góp ý các dự án, dự thảo văn bản theo phân công của Lãnh đạo Bộ hoặc theo yêu cầu của các đơn vị thuộc Bộ, đơn vị thuộc các Bộ, ngành khác có liên quan.
2. Xây dựng, trình Bộ trưởng kế hoạch công tác dài hạn, 05 năm, hàng năm của Cục; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 05 năm và hàng năm của ngành Tư pháp.
3. Tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án, văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác trong lĩnh vực bồi thường Nhà nước.
...
13. Thực hiện hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước đối với vụ việc đã có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường; cung cấp thông tin về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cho cá nhân, tổ chức có yêu cầu hỗ trợ về vụ việc của cá nhân, tổ chức; cung cấp thông tin về việc giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của người bị thiệt hại liên quan đến vụ việc yêu cầu bồi thường của mình; có ý kiến bằng văn bản đối với cơ quan có thẩm quyền để việc thực hiện thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường đúng quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo yêu cầu của người bị thiệt hại liên quan đến vụ việc yêu cầu bồi thường của mình.
...
Theo quy định trên, Cục Bồi thường nhà nước có nhiệm vụ hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước đối với vụ việc đã có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
Đồng thời, cung cấp thông tin về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cho cá nhân, tổ chức có yêu cầu hỗ trợ về vụ việc của cá nhân, tổ chức;
Cung cấp thông tin về việc giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của người bị thiệt hại liên quan đến vụ việc yêu cầu bồi thường của mình;
Và có ý kiến bằng văn bản đối với cơ quan có thẩm quyền để việc thực hiện thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường đúng quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo yêu cầu của người bị thiệt hại liên quan đến vụ việc yêu cầu bồi thường của mình.
Trước đây, căn cứ khoản 12 Điều 2 Quyết định 638/QĐ-BTP năm 2018 (Hết hiệu lực từ ngày 29/06/2023) quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Bồi thường nhà nước như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Cục có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
...
11. Thực hiện việc giải quyết bồi thường và xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại trong các vụ việc yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm giải quyết của Bộ theo quy định của pháp luật.
12. Hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật.
13. Thực hiện công tác kiểm tra định kỳ, đột xuất, chuyên đề và kiểm tra liên ngành công tác bồi thường nhà nước; tham gia thanh tra công tác bồi thường nhà nước; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
14. Thực hiện các hoạt động về hợp tác quốc tế trong công tác bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
15. Quản lý và duy trì hoạt động cơ sở dữ liệu về công tác bồi thường nhà nước, trang thông tin điện tử về bồi thường nhà nước và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật.
16. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, Cục Bồi thường nhà nước thuộc Bộ Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật.
Cục Bồi thường nhà nước thuộc Bộ Tư pháp có những tổ chức trực thuộc nào?
Các tổ chức thuộc Cục Bồi thường nhà nước được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quyết định 1222/QĐ-BTP năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 29/06/2023) như sau:
- Các tổ chức giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước bao gồm:
+ Văn phòng Cục;
+ Phòng Nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 1);
+ Phòng Nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động tố tụng (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 2).
- Đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Hỗ trợ thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.
Trung tâm Hỗ trợ thực hiện quyền yêu cầu bồi thường có con dấu và tài khoản riêng theo quy định pháp luật.
Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức thuộc Cục do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức thuộc Cục do Cục trưởng quy định.
Trước đây, căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 638/QĐ-BTP năm 2018 (Hết hiệu lực từ ngày 29/06/2023) quy định về cơ cấu tổ chức, biên chế của Cục Bồi thường nhà nước như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức
a) Lãnh đạo Cục:
Lãnh đạo Cục gồm có Cục trưởng và không quá 03 (ba) Phó Cục trưởng.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục.
Các Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý, Điều hành hoạt động của Cục; được Cục trưởng phân công trực tiếp quản lý, chỉ đạo một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.
b) Các tổ chức trực thuộc Cục:
- Các tổ chức giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước:
+ Văn phòng Cục;
+ Phòng Nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 1);
+ Phòng Nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động tố tụng (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 2).
- Đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Hỗ trợ thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.
Trung tâm Hỗ trợ thực hiện quyền yêu cầu bồi thường có con dấu và tài Khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức thuộc Cục do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức thuộc Cục do Cục trưởng quy định.
...
Như vậy, theo quy định thì Cục Bồi thường nhà nước có các tổ chức trực thuộc sau đây:
(1) Các tổ chức giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước:
- Văn phòng Cục;
- Phòng Nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 1);
- Phòng Nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động tố tụng (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 2).
(2) Đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Hỗ trợ thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?