Cửa khẩu biên giới được quy hoạch như thế nào? Cửa khẩu biên giới muốn nâng cấp thì phải tuân thủ nguyên tắc nào?
Cửa khẩu biên giới được quy hoạch như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 112/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 34/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 31/07/2023) như sau:
Quy hoạch cửa khẩu
1. Quy hoạch cửa khẩu, xây dựng, phát triển hệ thống cửa khẩu phải căn cứ tình hình từng tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia, từng địa phương, phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh, chủ quyền lãnh thổ quốc gia, được định hướng trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng, quy hoạch.
2. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch cửa khẩu trên từng tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia và quyết định việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khi cần thiết.
3. Bộ Ngoại giao
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Y tế tổ chức xây dựng, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch cửa khẩu trên từng tuyến biên giới, gồm: Quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Lào, Quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia theo trình tự quy định tại Phụ lục I của Nghị định này;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nêu tại điểm a khoản 3 Điều này và các địa phương liên quan lập, thẩm định quy hoạch cửa khẩu trên từng tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt theo trình tự quy định tại Phụ lục I của Nghị định này;
c) Tổ chức công bố, cung cấp thông tin quy hoạch; tổ chức thực hiện, đánh giá và đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cửa khẩu trên từng tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này và quy định có liên quan của Luật Quy hoạch.
Theo đó, việc quy hoạch cửa khẩu, xây dựng, phát triển hệ thống cửa khẩu phải căn cứ tình hình từng tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia, từng địa phương, phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh, chủ quyền lãnh thổ quốc gia, được định hướng trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng, quy hoạch.
Trước đây, căn cứ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 112/2014/NĐ-CP như sau:
Quy hoạch cửa khẩu biên giới
1. Quy hoạch, xây dựng, phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới phải căn cứ tình hình từng tuyến biên giới, từng địa phương, phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh, chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
2. Chính phủ thống nhất quản lý quy hoạch phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới trên phạm vi toàn quốc; phê duyệt quy hoạch hệ thống cửa khẩu từng tỉnh và phê duyệt quy hoạch phạm vi khu vực cửa khẩu đối với cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính.
3. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài chính, Công Thương, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới đất liền lập, thẩm định quy hoạch phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới trên phạm vi toàn quốc, trình Chính phủ phê duyệt.
4. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Tài chính, Công Thương, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới có cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính lập, thẩm định quy hoạch xây dựng khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, trình Chính phủ phê duyệt.
5. Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Tài chính, Công Thương, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư lập, thẩm định quy hoạch phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới trên địa bàn tỉnh (trên cơ sở quy hoạch phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới trên toàn quốc), trình Chính phủ phê duyệt;
b) Khảo sát xác định phạm vi khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới trên địa bàn tỉnh; phê duyệt phạm vi khu vực cửa khẩu phụ, lối mở biên giới; trình Chính phủ phê duyệt phạm vi cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính;
c) Lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng khu vực cửa khẩu phụ, lối mở biên giới.
6. Hoạt động xây dựng cửa khẩu biên giới thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Biên giới (hình từ internet)
Cửa khẩu biên giới muốn nâng cấp thì phải tuân thủ nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 112/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 11 Điều 1 Nghị định 34/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 31/07/2023) cửa khẩu biên giới muốn nâng cấp thì phải tuân thủ nguyên tắc như sau:
Nguyên tắc, thẩm quyền mở, nâng cấp cửa khẩu biên giới
1. Nguyên tắc mở, nâng cấp cửa khẩu biên giới:
a) Được sự thống nhất của chính quyền cấp tỉnh có cửa khẩu hai bên; sự đồng ý của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước láng giềng hoặc do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam quyết định mở theo quy định của Nghị định này;
b) Phù hợp với thỏa thuận song phương về phát triển cửa khẩu giữa Việt Nam và nước láng giềng; nằm trong quy hoạch cửa khẩu trên từng tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia.
Trong trường hợp đặc biệt, Chính phủ quyết định mở, nâng cấp cửa khẩu không nằm trong quy hoạch cửa khẩu trên từng tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia để đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội hoặc phục vụ yêu cầu cấp thiết khác”.
c) Đảm bảo yếu tố chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia và quốc phòng an ninh, đối ngoại;
d) Đảm bảo các tiêu chí chung quy định tại Phụ lục III kèm theo Nghị định này”.
...
Trước đây, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 112/2014/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc, thẩm quyền mở, nâng cấp cửa khẩu biên giới
1. Nguyên tắc mở, nâng cấp cửa khẩu biên giới:
a) Được sự thống nhất của chính quyền cấp tỉnh có cửa khẩu hai bên; sự đồng ý của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước láng giềng hoặc do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam quyết định mở theo quy định của Nghị định này;
b) Phải nằm trong quy hoạch phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền trên toàn quốc; đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài về kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước;
c) Đảm bảo yếu tố chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia và quốc phòng an ninh, đối ngoại;
d) Đảm bảo phù hợp với lưu lượng người, phương tiện, hàng hóa xuất, nhập.
...
Ai có thẩm quyền nâng cấp cửa khẩu biên giới?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 112/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm c khoản 11 Điều 1 Nghị định 34/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 31/07/2023) như sau:
Nguyên tắc, thẩm quyền mở, nâng cấp cửa khẩu biên giới
...
2. Thẩm quyền mở, nâng cấp cửa khẩu biên giới:
a) Chính phủ quyết định việc mở, nâng cấp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) và mở lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
b) Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới thực hiện việc mở cửa khẩu phụ, lối mở biên giới sau khi thống nhất với các Bộ, ngành liên quan và được sự đồng ý của Chính phủ.
Theo đó, muốn nâng cấp cửa khẩu biên giới thì Chính phủ quyết định việc mở, nâng cấp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 112/2014/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc, thẩm quyền mở, nâng cấp cửa khẩu biên giới
...
2. Thẩm quyền mở, nâng cấp cửa khẩu biên giới:
a) Chính phủ quyết định việc mở, nâng cấp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới thực hiện việc mở cửa khẩu phụ, lối mở biên giới sau khi thống nhất với các Bộ, ngành liên quan và được sự đồng ý của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?