Cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải đăng ký thời gian bán hàng với cơ quan nào? Không đăng ký thì bị xử phạt thế nào?
Cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải đăng ký thời gian bán hàng với cơ quan nào?
Theo khoản 8 Điều 21 Nghị định 83/2014/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của đại lý bán lẻ xăng dầu như sau:
Quyền và nghĩa vụ của đại lý bán lẻ xăng dầu
...
8. Phải đăng ký thời gian bán hàng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu của thương nhân với Sở Công Thương địa phương nơi cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu cho cửa hàng đó.
9. Phải đăng ký hệ thống phân phối với Sở Công Thương địa phương nơi thương nhân có hệ thống phân phối.
Phải gửi thông tin hệ thống phân phối của mình cho bên giao đại lý là tổng đại lý hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối để đăng ký hệ thống phân phối với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
10. Phải xây dựng, áp dụng và duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng.
Theo quy định trên, cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải đăng ký thời gian bán hàng với Sở Công Thương địa phương nơi cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu cho cửa hàng đó.
Bán lẻ xăng dầu (Hình từ Internet)
Không đăng ký thời gian bán hàng thì cửa hàng bán lẻ xăng dầu bị xử phạt thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Nghị định 99/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định khác về bán lẻ xăng dầu như sau:
Hành vi vi phạm quy định khác về bán lẻ xăng dầu
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thời gian bán hàng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
...
Căn cứ Điều 5 Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền
Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III và IV của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện thì phạt tiền bằng một nửa mức phạt tiền quy định đối với tổ chức.
Theo đó, cửa hàng bán lẻ xăng dầu không đăng ký thời gian bán hàng thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt cửa hàng bán lẻ xăng dầu không đăng ký thời gian bán hàng không?
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 63 Nghị định 99/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 4 Nghị định 17/2022/NĐ-CP về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Công an nhân dân, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển Việt Nam, Quản lý thị trường và Thanh tra
1. Phân định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:
...
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này (trừ trường hợp người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 4, 5, 6 Điều 6 và khoản 5, 6 Điều 7) theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 56 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...
Theo khoản 3 Điều 56 Nghị định 99/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 4 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và khí là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
...
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu với mức phạt tiền cao nhất là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do cửa hàng bán lẻ xăng dầu không đăng ký thời gian bán hàng thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 10.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt cửa hàng này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?