Cư dân biên giới hoạt động thương mại biên giới là ai? Hàng hóa mua bán của cư dân biên giới có phải kiểm dịch y tế?
Cư dân biên giới hoạt động thương mại biên giới là ai?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 14/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 122/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nước có chung biên giới là nước có chung đường biên giới đất liền với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Cam-pu-chia.
2. Cửa khẩu khác và nơi mở ra cho qua lại biên giới là cửa khẩu phụ, lối mở biên giới theo quy định của pháp luật về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền.
3. Cư dân biên giới thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định này là công dân Việt Nam có nơi thường trú tại xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị hành chính tương đương có một phần địa giới hành chính trùng với đường biên giới quốc gia trên đất liền.
...
Theo đó, cư dân biên giới thuộc đối tượng áp dụng của hoạt động thương mại biên giới là công dân Việt Nam có nơi thường trú tại xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị hành chính tương đương có một phần địa giới hành chính trùng với đường biên giới quốc gia trên đất liền.
Cư dân biên giới hoạt động thương mại biên giới là ai? Hàng hóa mua bán của cư dân biên giới có phải kiểm dịch y tế? (Hình từ Internet)
Hàng hóa mua bán của cư dân biên giới có phải kiểm dịch y tế?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 14/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Kiểm dịch, kiểm tra chất lượng hàng hóa, an toàn thực phẩm trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới
1. Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới không phải thực hiện kiểm dịch y tế, trừ trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông báo có dịch bệnh truyền nhiễm, nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra thì phải kiểm dịch y tế.
2. Hàng hóa thuộc diện phải kiểm dịch động vật, thực vật và kiểm dịch thủy sản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố trong từng thời kỳ phải được kiểm dịch theo quy định của pháp luật.
3. Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới không phải kiểm tra, kiểm soát về chất lượng, an toàn thực phẩm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định này.
Theo đó, đối với hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới sẽ không phải thực hiện kiểm dịch y tế, trừ trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông báo có dịch bệnh truyền nhiễm, nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra thì phải kiểm dịch y tế.
Bộ Quốc phòng có trách nhiệm như thế nào trong hoạt động thương mại biên giới?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 14/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 122/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan
1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước tại các cửa khẩu biên giới trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới:
a) Hướng dẫn thực hiện chính sách thuế, phí và lệ phí;
b) Thực hiện thủ tục, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
3. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới quản lý, hướng dẫn thực hiện công tác kiểm dịch y tế biên giới, kiểm tra về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại biên giới.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới quản lý, hướng dẫn thực hiện công tác kiểm dịch động vật, thực vật, kiểm dịch thủy sản, về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại biên giới.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới quản lý, hướng dẫn thực hiện công tác kiểm tra về chất lượng hàng hóa trong hoạt động thương mại biên giới.
6. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh có liên quan tạo điều kiện phát triển về hạ tầng giao thông phục vụ cho hoạt động thương mại biên giới; hướng dẫn thực hiện các điều ước quốc tế và các quy định có liên quan đối với phương tiện xuất nhập cảnh qua biên giới.
...
Theo đó, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước tại các cửa khẩu biên giới trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 10 mức phạt giao thông 2025 xe máy đáng chú ý? Mức xử phạt vi phạm giao thông xe máy 2025 theo Nghị định 168 2024?
- Mức phạt lỗi đè vạch xương cá 2025 là bao nhiêu? Quy định về vạch xương cá cần phải nắm rõ?
- Đáp án Vòng 2 Chủ đề cao trào cuộc thi tìm hiểu truyền thống 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên và hội sinh viên Việt Nam?
- Lỗi đi sai làn đường xe ô tô 2025 mới nhất? Xe ô tô đi sai làn đường phạt bao nhiêu theo Nghị định 168 giao thông?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Lỗi đi qua đường không có tín hiệu bằng tay bị phạt bao nhiêu 2025 theo Nghị định 168?