Công văn 6827 do Bộ Y tế ban hành tăng cường quản lý thông tin, dữ liệu y tế tại cơ sở khám chữa bệnh như thế nào?
Công văn 6827 do Bộ Y tế ban hành tăng cường quản lý thông tin, dữ liệu y tế tại cơ sở khám chữa bệnh như thế nào?
Ngày 04/11/2024, Bộ Y tế ban hành Công văn 6827/BYT-KCB năm 2024 về việc tăng cường quản lý thông tin, dữ liệu y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh.
Bộ Y tế nhận được phản ánh về tình trạng một số cá nhân lợi dụng dữ liệu cá nhân của người bệnh bị lộ, lọt tại các cơ sở khám chữa bệnh và nhà thuốc bệnh viện để mua bán, thực hiện các hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hành vi trên đã vi phạm nghiêm trọng Điều 10 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 về quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe và tôn trọng bí mật riêng tư trong khám chữa bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và an toàn của người bệnh, đồng thời làm suy giảm uy tín của các cơ sở khám chữa bệnh.
Để tăng cường công tác quản lý dữ liệu thông tin cá nhân tại các cơ sở khám chữa bệnh, Bộ Y tế yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị chấn chỉnh một số nội dung cụ thể như sau:
(1) Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm triển khai, quán triệt và tăng cường phổ biến Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến bảo mật thông tin người bệnh;
Triển khai các biện pháp kỹ thuật và quy trình nhằm quản lý, đảm bảo quyền của người bệnh được giữ bí mật thông tin trong hồ sơ bệnh án và thông tin khác về đời tư mà người bệnh đã cung cấp cho người hành nghề trong quá trình khám chữa bệnh.
(2) Tăng cường tập huấn, đào tạo về bảo mật thông tin của người bệnh cho từng nhân viên y tế, đảm bảo nhận thức đầy đủ và nghiêm túc tuân thủ nghĩa vụ đối với nghề nghiệp của nhân viên y tế được quy định tại Điều 45 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 và các quy định về bảo mật thông tin, giữ bí mật tình trạng bệnh của người bệnh, những thông tin mà người bệnh đã cung cấp và hồ sơ bệnh án.
(3) Tổ chức kiểm tra, giám sát, báo cáo định kỳ về việc thực hiện các biện pháp quản lý, lưu trữ và sử dụng thông tin cá nhân tại các cơ sở y tế; Phối hợp với các cơ quan truyền thông để tăng cường công tác tuyên truyền, cảnh báo về các hành vi lừa đảo thông qua việc lợi dụng thông tin cá nhân; Khuyến khích người bệnh cảnh giác và báo cáo ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, lộ, lọt thông tin cá nhân.
Công văn 6827 do Bộ Y tế ban hành tăng cường quản lý thông tin, dữ liệu y tế tại cơ sở khám chữa bệnh như thế nào? (Hình từ internet)
Cơ sở khám chữa bệnh quản lý thông tin hồ sơ bệnh án theo những hình thức nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Thông tư 32/2023/TT-BYT như sau:
Quy định về sử dụng hồ sơ bệnh án, ghi chép hồ sơ bệnh án
1. Quy định về sử dụng hồ sơ bệnh án:
a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sử dụng hồ sơ bệnh án theo hình thức bệnh án giấy hoặc bệnh án điện tử.
b) Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh áp dụng bệnh án điện tử phải bảo đảm có đầy đủ nội dung các trường thông tin của hồ sơ bệnh án.
...
Theo đó, cơ sở khám chữa bệnh quản lý thông tin hồ sơ bệnh án theo hình thức bệnh án giấy hoặc bệnh án điện tử. Đối với bệnh án điện tử phải bảo đảm có đầy đủ nội dung các trường thông tin của hồ sơ bệnh án.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Thông tư 32/2023/TT-BYT, khi ghi chép hồ sơ bệnh án phải tuân thủ các quy định sau:
- Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ các thông tin trong hồ sơ bệnh án, kết quả khám bệnh, cận lâm sàng, thăm dò chức năng, quá trình chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và những thông tin khác có liên quan trong quá trình chữa bệnh của người bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh;
- Việc ghi chép phải tuân thủ các nội dung, hướng dẫn chuyên môn đã được ban hành;
- Sử dụng các từ ngữ rõ ràng, khoa học, trình bày dễ hiểu, dễ đọc. Không được sử dụng chữ viết tắt trong các tài liệu cung cấp cho người bệnh bao gồm: bản tóm tắt hồ sơ bệnh án, tài liệu bàn giao cho cơ sở khám chữa bệnh khác, giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, giấy hẹn khám lại.
- Đối với các chữ viết tắt phải theo danh sách ký hiệu, chữ viết tắt được dùng trong hồ sơ bệnh án đã được xây dựng, ban hành sử dụng thống nhất tại cơ sở khám chữa bệnh;
- Thông tin trong hồ sơ bệnh án cần thể hiện rõ thời gian và người ghi chép.
Trách nhiệm quản lý nhà nước về khám chữa bệnh được quy định ra sao?
Trách nhiệm quản lý nhà nước về khám chữa bệnh được quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khám chữa bệnh;
- Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về khám chữa bệnh;
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về khám chữa bệnh và có trách nhiệm tổ chức hệ thống và hoạt động khám chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về khám chữa bệnh;
- Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về khám chữa bệnh trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?