Công ước Ramsar là gì? Việt Nam là thành viên thứ bao nhiêu của Công ước Ramsar? Khu Ramsar là gì?
Công ước Ramsar là gì? Việt Nam là thành viên thứ bao nhiêu của Công ước Ramsar?
Công ước Ramsar là gì?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 66/2019/NĐ-CP thì Công ước Ramsar là tên viết tắt của Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế.
Ngoài ra, Công ước Ramsar được ký vào năm 1971 tại thành phố Ramsar, là thoả thuận đầu tiên công nhận các vùng đất ngập nước là một trong số những nguồn hỗ trợ hệ sinh thái hiệu quả nhất trên Trái Đất.
Thỏa thuận liên Chính phủ này nhằm cung cấp khung hoạt động cho các kế hoạch hành động quốc gia, hợp tác quốc tế về bảo tồn, sử dụng hiệu quả đất ngập nước và các nguồn tài nguyên từ đất ngập nước.
Công ước có hiệu lực từ năm 1975 với số thành viên lên tới 170 quốc gia.
Việt Nam là thành viên thứ bao nhiêu của Công ước Ramsar?
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có hệ sinh thái đất ngập nước đa dạng, với khoảng hơn 25 vùng có thể đáp ứng được tiêu chí của vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar.
Năm 1989, Việt Nam đã phê chuẩn, trở thành thành viên thứ 50 của Công ước Ramsar và là nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á tham gia Công ước.
Tính đến hết năm 2019, Việt Nam có 09 khu đất ngập nước được công nhận là khu Ramsar thế giới, bao gồm:
1. Vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định) – Vùng chim quan trọng tại Việt Nam
2. Khu hệ đất ngập nước Bàu Sấu - Môi trường sống của loài cá sấu xiêm
3. Vườn quốc gia Ba Bể - “Viên ngọc xanh của núi rừng Đông Bắc"
4. Vườn quốc gia Tràm Chim với biểu tượng sếu đầu đỏ
5. Vườn quốc gia Mũi Cà Mau - ba mặt giáp biển
6. Vườn quốc gia Côn Đảo - Khu Ramsar biển đầu tiên của Việt Nam
7. Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen
8. Vườn quốc gia U Minh Thượng
9. Vân Long - Khu Bảo tồn có đàn Voọc lớn nhất Việt Nam
Lưu ý: Khu Ramsar là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế được Ban thư ký Công ước Ramsar công nhận.
Công ước Ramsar là gì? Việt Nam là thành viên thứ bao nhiêu của Công ước Ramsar? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào hướng dẫn việc lập hồ sơ đề cử công nhận và quản lý các khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar?
Căn cứ tại khoản 10 Điều 2 Nghị định 68/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
10. Về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học:
...
g) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện hoạt động đăng ký, công nhận, cấp, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận về đa dạng sinh học thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
h) Hướng dẫn việc thực hiện các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học và chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên không bao gồm chi trả dịch vụ môi trường rừng;
i) Làm đầu mối quốc gia thực hiện các điều ước quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học theo phân công của Chính phủ; chỉ đạo, hướng dẫn việc lập hồ sơ đề cử công nhận và quản lý các khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar, vườn di sản của ASEAN, khu Dự trữ sinh quyển thế giới và các di sản thiên nhiên khác được tổ chức quốc tế công nhận theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chỉ đạo, hướng dẫn việc lập hồ sơ đề cử công nhận và quản lý các khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar.
Việc phân loại đất ngập nước được quy định như thế nào?
Việc phân loại đất ngập nước được quy định tại Điều 3 Thông tư 07/2020/TT-BTNMT, cụ thể như sau:
Phân loại đất ngập nước là việc xác định các kiểu đất ngập nước phục vụ cho hoạt động quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước.
Căn cứ vào các yếu tố thủy văn, hải văn, địa hình, địa mạo, điều kiện thổ nhưỡng, mức độ tác động của con người và ảnh hưởng của các yếu tố biển, lục địa, các vùng đất ngập nước được chia thành 03 (ba) nhóm như sau:
- Vùng đất ngập nước ven biển, ven đảo là những vùng đất ngập nước tự nhiên mặn, lợ ở ven biển, ven đảo (ký hiệu nhóm I);
- Vùng đất ngập nước nội địa là những vùng đất ngập nước ngọt tự nhiên nằm trong lục địa hoặc nằm gần ven biển (ký hiệu nhóm II);
- Vùng đất ngập nước nhân tạo là các vùng đất ngập nước được hình thành do tác động của con người (ký hiệu nhóm III).
Vùng đất ngập nước ven biển, ven đảo được xác định gồm các vùng sau:
- Vùng đất ngập nước tính từ đường mực nước triều cao trung bình trong nhiều năm trở ra phía biển đến đường mép nước biển thấp nhất (ngấn thủy triều thấp nhất) trung bình trong nhiều năm;
- Vùng đất ngập nước tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm trở ra phía biển đến độ sâu 06 mét so với mặt nước biển.
Vùng đất ngập nước không thuộc quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 07/2020/TT-BTNMT là vùng đất ngập nước nội địa và ranh giới được xác định từ đường mực nước triều cao trung bình trong nhiều năm trở vào đất liền.
Căn cứ vào điều kiện địa hình, địa mạo, thủy văn, hải văn, thổ nhưỡng, thảm thực vật, yếu tố sinh vật, hiện trạng sử dụng đất và mặt nước, các vùng đất ngập nước thuộc 03 nhóm quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 07/2020/TT-BTNMT được phân loại thành 26 kiểu đất ngập nước theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 07/2020/TT-BTNMT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?