Công ty xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài thì phải xuất hóa đơn cho khách hàng vào thời điểm nào?
Công ty xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài thì phải xuất hóa đơn cho khách hàng vào thời điểm nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
...
3. Quy định về áp dụng hóa đơn điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý đối với một số trường hợp cụ thể theo yêu cầu quản lý như sau:
...
c) Cơ sở kinh doanh kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu) khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng điện tử.
Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, cơ sở lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu.
...
Đồng thời, theo Công văn 4890/TCT-KK năm 2023 hướng dẫn:
Căn cứ các quy định nêu trên, từ 01/07/2022, thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP , theo đó khi xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài người nộp thuế thực hiện sử dụng hóa đơn theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Thời điểm lập hóa đơn điện tử cho hàng hóa xuất khẩu đối với cơ sở kinh doanh kê khai, nộp thuế theo phương pháp khấu trừ (kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu) được thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 13 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.
Đối chiếu với các quy định trên, khi công ty xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài thì xuất hóa đơn cho khách hàng theo hướng dẫn sau:
- Trường hợp kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, khi xuất khẩu hàng hóa sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng điện tử.
- Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, cơ sở lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu.
Công ty xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài thì phải xuất hóa đơn cho khách hàng vào thời điểm nào? (Hình từ Internet)
Xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài thì sử dụng loại hóa đơn gì?
Theo quy định Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về loại hóa đơn như sau:
Loại hóa đơn
Hóa đơn quy định tại Nghị định này gồm các loại sau:
1. Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:
a) Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
b) Hoạt động vận tải quốc tế;
c) Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
d) Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
2. Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:
- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
- Hoạt động vận tải quốc tế;
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
...
Như vậy, tùy thuộc vào phương pháp khai thuế giá trị gia tăng của các cơ sở kinh doanh thì việc sử dụng loại hóa đơn đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài được xác định như sau:
- Sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng đối với các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
- Sử dụng hóa đơn bán hàng đối với các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.
Xuất hóa đơn cho hàng hóa xuất khẩu không đúng thời điểm có bị phạt không?
Căn cứ Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ;
b) Lập hóa đơn liên tục từ số nhỏ đến số lớn nhưng khác quyển (dùng quyển có số thứ tự lớn hơn và chưa dùng quyển có số thứ tự nhỏ hơn) và tổ chức, cá nhân sau khi phát hiện ra đã hủy các quyển hóa đơn có số thứ tự nhỏ hơn;
...
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3 Điều này;
b) Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định, trừ trường hợp phạt cảnh cáo theo điểm b khoản 1 Điều này;
c) Lập hóa đơn ghi ngày trên hóa đơn trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế;
...
Đồng thời, căn cứ khoản 5 Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn:
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
...
5. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.
Và khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định:
Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
...
4. Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền
a) Mức phạt tiền quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, khoản 1, 2 Điều 19 và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.
...
Như đã phân tích ở trên, trường hợp đơn vị có hoạt động xuất khẩu hàng hóa thì phải thực hiện xuất hóa đơn điện tử sau khi làm xong thủ tục hải quan.
Nếu xuất hóa đơn không đúng với thời gian quy định thì doanh nghiệp có thể bị xử phạt về hành vi xuất hóa đơn không đúng thời điểm theo các mức phạt như sau:
(1) Phạt cảnh cáo nếu lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ;
(2) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 nếu lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp nêu ở mục (1);
(3) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp nêu tại mục (1), (2).
Lưu ý: Các mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp đối tượng vi phạm là cá nhân thì mức phạt bằng 1/2 lần mức phạt của tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?