Công ty viễn thông có hành vi làm lộ thông tin cá nhân của khách hàng sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?
- Trách nghiệm bảo vệ bí mật thông tin cá nhân của khách hàng khi tham gia hoạt động viễn thông thuộc về cơ quan nào?
- Để đảm bảo an toàn, bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng trên mạng thì cần những nguyên tắc cụ thể gì?
- Công ty viễn thông có hành vi làm lộ thông tin cá nhân của khách hàng sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Trách nghiệm bảo vệ bí mật thông tin cá nhân của khách hàng khi tham gia hoạt động viễn thông thuộc về cơ quan nào?
Theo Điều 6 Luật Viễn thông 2009 quy định về bảo đảm bí mật thông tin như sau:
- Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn thông có trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
- Tổ chức, cá nhân khi gửi, truyền hoặc lưu giữ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước trên mạng viễn thông có trách nhiệm mã hóa thông tin theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
- Thông tin riêng chuyển qua mạng viễn thông công cộng của mọi tổ chức, cá nhân được bảo đảm bí mật. Việc kiểm soát thông tin trên mạng viễn thông do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp viễn thông không được tiết lộ thông tin riêng liên quan đến người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm tên, địa chỉ, số máy gọi, số máy được gọi, vị trí máy gọi, vị trí máy được gọi, thời gian gọi và thông tin riêng khác mà người sử dụng đã cung cấp khi giao kết hợp đồng với doanh nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
+ Người sử dụng dịch vụ viễn thông đồng ý cung cấp thông tin;
+ Các doanh nghiệp viễn thông có thỏa thuận bằng văn bản với nhau về việc trao đổi cung cấp thông tin liên quan đến người sử dụng dịch vụ viễn thông để phục vụ cho việc tính giá cước, lập hóa đơn và ngăn chặn hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng;
+ Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Theo đó, trách nhiệm của nhà mạng viễn thông là phải đảm bảo bí mật thông tin của khách hàng, không được tiết lộ thông tin riêng liên quan đến người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm tên, địa chỉ, số máy gọi, số máy được gọi, vị trí máy gọi, vị trí máy được gọi, thời gian gọi và thông tin riêng khác mà người sử dụng đã cung cấp.
Công ty viễn thông có hành vi làm lộ thông tin cá nhân của khách hàng sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?
Để đảm bảo an toàn, bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng trên mạng thì cần những nguyên tắc cụ thể gì?
Về nguyên tắc bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng được quy định tại Điều 16 Luật An toàn an ninh mạng 2015 quy định như sau:
- Cá nhân tự bảo vệ thông tin cá nhân của mình và tuân thủ quy định của pháp luật về cung cấp thông tin cá nhân khi sử dụng dịch vụ trên mạng.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với thông tin do mình xử lý.
- Tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân phải xây dựng và công bố công khai biện pháp xử lý, bảo vệ thông tin cá nhân của tổ chức, cá nhân mình.
- Việc bảo vệ thông tin cá nhân thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Việc xử lý thông tin cá nhân phục vụ mục đích bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc không nhằm mục đích thương mại được thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan.
Công ty viễn thông có hành vi làm lộ thông tin cá nhân của khách hàng sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Về vấn đề này chị có thể tham khảo quy định tại điểm e khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP như sau:
"Điều 102. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
e) Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;
...
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Mua bán hoặc trao đổi trái phép thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông;"
...
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép thiết lập mạng xã hội từ 22 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều này;
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này;"
Theo đó thì tùy vào từng hành vi cụ thể mà công ty viễn thông có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Trong trường hợp này nếu chị cho rằng công ty viễn thông đã tiết lộ thông tin gây ảnh hưởng đến quyền lợi của mình thì chị có thể gửi đơn trình báo đến cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là cơ quan công an. Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả đó là Tước quyền sử dụng Giấy phép thiết lập mạng xã hội từ 22 tháng đến 24 tháng và Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?