Công Ty Tài Chính SVFC là gì? Lãi suất khi vay của Công Ty Tài Chính SVFC có bị khống chế dưới 20% không?
Công Ty Tài Chính SVFC là gì?
Theo khoản 4 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
Như vậy, công ty tài chính là doanh nghiệp thuộc loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Công Ty Tài Chính SVFC là Công Ty Tài Chính TNHH Một Thành Viên Shinhan Việt Nam.
Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Shinhan Việt Nam, thành viên của Shinhan Card (Hàn Quốc), là Công ty Tài chính tiêu dùng 100% vốn nước ngoài. Với sự kết hợp vững chắc giữa nền tảng công nghệ và các sản phẩm tài chính vượt trội của Shinhan Card cùng hơn 17 năm kinh nghiệm phát triển thị trường cho vay tiêu dùng của Công ty, Shinhan Finance cam kết nỗ lực để trở thành Công ty tài chính hỗ trợ Khách hàng tốt nhất Việt Nam.
Công Ty Tài Chính SVFC (Hình từ Internet)
Lãi suất khi vay của Công Ty Tài Chính VSFC có bị khống chế dưới 20% như vay dân sự không?
Căn cứ Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.
Và căn cứ khoản 1 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định như sau:
Lãi suất cho vay
1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này.
...
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định:
Lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng
1. Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
2. Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
Do đó, đối với trường hợp trên bản chất hợp đồng được ký bởi VSFC ( là Công Ty Tài Chính TNHH Một Thành Viên Shinhan Việt Nam) được điều chỉnh bởi Luật Các tổ chức tín dụng và văn bản liên quan kèm theo nên sẽ không bị khống chế khoản vay 20% giống như vay dân sự nêu trên.
Cho nên mức lãi suất cho vay sẽ do các bên thỏa thuận và công ty tài chính sẽ được tự ấn định mức lãi suất cho vay riêng theo thỏa thuận.
Tuy nhiên đối với những trường hợp vay thuộc khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-NHNN) thì lãi suất vay phải thỏa thuận không được vượt mức tối đa do Ngân hàng nhà nước quy định theo từng thời kì.
Công Ty Tài Chính VSFC được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng nào?
Công Ty Tài Chính VSFC được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng được quy định tại Điều 108 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 như sau:
- Nhận tiền gửi của tổ chức;
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức;
- Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Cho vay, bao gồm cả cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng;
- Bảo lãnh ngân hàng;
- Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, các giấy tờ có giá khác;
- Phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?