Công ty tài chính có giá trị thực của vốn điều lệ thấp hơn mức vốn pháp định thì có cần báo cáo với Ngân hàng Nhà nước không?
Giá trị thực của vốn điều lệ của công ty tài chính được xác định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 23/2020/TT-NHNN thì giá trị thực của vốn điều lệ của công ty tài chính là giá trị còn lại của vốn điều lệ được xác định theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 và cách tính quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 23/2020/TT-NHNN.
Theo đó:
* Nguyên tắc xác định giá trị thực của vốn điều lệ của công ty tài chính như sau:
Công ty tài chính tính giá trị còn lại của vốn điều lệ khi:
- Trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật;
- Tính đầy đủ các khoản thu nhập và chi phí theo quy định của pháp luật để xác định kết quả kinh doanh.
* Cách tính giá trị thực của vốn điều lệ:
Giá trị thực của vốn điều lệ được xác định bằng vốn điều lệ và thặng dư vốn cổ phần, cộng (trừ) lợi nhuận lũy kế chưa phân phối (lỗ lũy kế chưa xử lý) được phản ánh trên sổ sách kế toán.
Công ty tài chính có giá trị thực của vốn điều lệ thấp hơn mức vốn pháp định thì có cần báo cáo với Ngân hàng Nhà nước không?
Giá trị thực của vốn điều lệ của công ty tài chính thấp hơn mức vốn pháp định (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 23/2020/TT-NHNN quy định như sau:
Xử lý khi giá trị thực của vốn điều lệ giảm thấp hơn mức vốn pháp định
1. Khi giá trị thực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng giảm thấp hơn mức vốn pháp định, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải:
a) Xây dựng và tự triển khai thực hiện phương án xử lý để đảm bảo giá trị thực của vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định;
b) Trong thời gian tối đa 30 ngày khi giá trị thực của vốn điều lệ giảm thấp hơn mức vốn pháp định, phải có văn bản báo cáo phương án xử lý và cam kết thực hiện phương án gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), trong đó tối thiểu phải có các nội dung sau:
(i) Giá trị thực của vốn điều lệ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 23/2020/TT-NHNN;
(ii) Nguyên nhân giá trị thực của vốn điều lệ giảm thấp hơn mức vốn pháp định;
(iii) Các biện pháp bảo đảm giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định và duy trì các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động;
c) Tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp xử lý theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước (nếu có).
Theo đó, trong thời gian tối đa 30 ngày khi giá trị thực của vốn điều lệ của công ty tài chính giảm thấp hơn mức vốn pháp định, công ty tài chính phải có văn bản báo cáo phương án xử lý và cam kết thực hiện phương án gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).
Trong văn bản báo cáo tối thiểu phải có các nội dung sau:
- Giá trị thực của vốn điều lệ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 23/2020/TT-NHNN;
- Nguyên nhân giá trị thực của vốn điều lệ giảm thấp hơn mức vốn pháp định;
- Các biện pháp bảo đảm giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định và duy trì các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động.
Trong trường hợp này, Ngân hàng Nhà nước có biện pháp xử lý gì đối với công ty tài chính?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 23/2020/TT-NHNN thì các biện pháp Ngân hàng Nhà nước áp dụng để xử lý khi giá trị thực của vốn điều lệ của công ty tài chính giảm thấp hơn vốn pháp định như sau:
- Đánh giá, kiểm tra, thanh tra hoặc yêu cầu công ty tài chính thực hiện kiểm toán độc lập để xác định giá trị thực của vốn điều lệ tại phương án xử lý do công ty tài chính báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 23/2020/TT-NHNN;
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các biện pháp xử lý của công ty tài chính khi giá trị thực của vốn điều lệ thấp hơn mức vốn pháp định nêu tại phương án quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 23/2020/TT-NHNN trong trường hợp cần thiết;
- Giám sát, thanh tra việc tổ chức, triển khai thực hiện các biện pháp tại phương án xử lý, bao gồm cả các biện pháp xử lý theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước;
- Tùy theo mức độ giảm giá trị thực của vốn điều lệ so với mức vốn pháp định, Ngân hàng Nhà nước quyết định cụ thể các biện pháp xử lý sau đây đối với từng công ty tài chính:
+ Các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 khi giá trị thực của vốn điều lệ giảm xuống dưới 80% mức vốn pháp định;
+ Áp dụng các biện pháp cơ cấu lại theo quy định của pháp luật, thu hồi giấy phép đối với công ty tài chính nếu công ty tài chính có giá trị thực của vốn điều lệ thấp dưới 50% mức vốn pháp định hoặc giá trị thực của vốn điều lệ thấp hơn mức vốn pháp định liên tục trong thời gian 6 tháng mặc dù đã có phương án xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 23/2020/TT-NHNN.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?