Công ty tài chính chưa khai trương hoạt động được phép không thực hiện dự trữ bắt buộc đến khi nào?

Công ty tài chính chưa khai trương hoạt động được phép không thực hiện dự trữ bắt buộc đến khi nào? Số dư bình quân tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc tại công ty tài chính trong kỳ được xác định ra sao?

Dự trữ bắt buộc đối với công ty tài chính là gì?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 30/2019/TT-NHNN quy định như sau:

Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước được xác định theo quy định tại Điều 5, duy trì theo quy định tại Điều 9 và hướng dẫn tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Công ty tài chính chưa khai trương hoạt động được phép không thực hiện dự trữ bắt buộc đến khi nào?

Công ty tài chính chưa khai trương hoạt động được phép không thực hiện dự trữ bắt buộc đến khi nào?

Công ty tài chính chưa khai trương hoạt động được phép không thực hiện dự trữ bắt buộc đến khi nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 30/2019/TT-NHNN quy định như sau:

"Điều 3. Các tổ chức tín dụng không thực hiện dự trữ bắt buộc
1. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt: Thời gian không thực hiện dự trữ bắt buộc từ tháng tiếp theo tháng tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) quyết định đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt đến hết tháng tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt.
2. Tổ chức tín dụng chưa khai trương hoạt động: Thời gian không thực hiện dự trữ bắt buộc đến hết tháng tổ chức tín dụng khai trương hoạt động; tổ chức tín dụng thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) về ngày khai trương hoạt động trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày khai trương hoạt động.
3. Tổ chức tín dụng được chấp thuận giải thể hoặc có quyết định mở thủ tục phá sản hoặc có quyết định thu hồi Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền: Thời gian không thực hiện dự trữ bắt buộc từ tháng tiếp theo tháng tổ chức tín dụng được chấp thuận giải thể hoặc quyết định mở thủ tục phá sản, thu hồi Giấy phép có hiệu lực; tổ chức tín dụng có quyết định mở thủ tục phá sản gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) quyết định mở thủ tục phá sản trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định này."

Theo đó, công ty tài chính chưa khai trương hoạt động không thực hiện dự trữ bắt buộc đến hết tháng khai trương hoạt động.

Công ty tài chính thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) về ngày khai trương hoạt động trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày khai trương hoạt động.

Số dư bình quân tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc tại công ty tài chính trong kỳ được xác định như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 30/2019/TT-NHNN như sau:

"Điều 5. Xác định dự trữ bắt buộc
1. Dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc được Ngân hàng Nhà nước xác định cho từng tổ chức tín dụng bằng cách lấy tỷ lệ dự trữ bắt buộc quy định đối với tổ chức tín dụng theo từng loại tiền gửi trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc nhân với số dư bình quân tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc tại tổ chức tín dụng trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc tương ứng theo từng loại tiền gửi.
Công thức tính dự trữ bắt buộc như sau:
Công thức
Trong đó:
DTBB: Số tiền phải dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng;
Tỷ lệ DTBBi: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc quy định đối với tổ chức tín dụng tương ứng với tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc loại i áp dụng trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc;
HĐi: Số dư bình quân tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc loại i tại tổ chức tín dụng trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc.
2. Số dư bình quân tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc tại tổ chức tín dụng trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc được tính bằng cách cộng các số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc cuối mỗi ngày tại toàn hệ thống của tổ chức tín dụng (bao gồm trụ sở chính, chi nhánh ở trong nước và các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc ở trong nước của tổ chức tín dụng hoặc trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài) trong kỳ chia cho tổng số ngày trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc.
Công thức tính số dư bình quân tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc đối với từng loại tiền gửi như sau:
Công thức
3. Kỳ duy trì dự trữ bắt buộc là khoảng thời gian của tháng hiện hành kể từ ngày đầu tiên của tháng đến hết ngày cuối cùng của tháng, bao gồm cả ngày nghỉ, lễ, Tết.
4. Kỳ xác định dự trữ bắt buộc là khoảng thời gian của tháng trước liền kề kể từ ngày đầu tiên của tháng đến hết ngày cuối cùng của tháng, bao gồm cả ngày nghỉ, lễ, Tết."

Theo đó, số dư bình quân tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc tại tổ chức tín dụng trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc được tính bằng cách cộng các số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc cuối mỗi ngày tại toàn hệ thống của tổ chức tín dụng (bao gồm trụ sở chính, chi nhánh ở trong nước và các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc ở trong nước của tổ chức tín dụng hoặc trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài) trong kỳ chia cho tổng số ngày trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc.

Công ty tài chính
Dự trữ bắt buộc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Công ty tài chính có được vay vốn từ công ty cổ phần không?
Pháp luật
Công ty tài chính được bảo lãnh đối với khách hàng là cá nhân không cư trú tại Việt Nam hay không?
Pháp luật
Có giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng hỗ trợ? Ai quyết định tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng?
Pháp luật
Công ty tài chính được kiểm soát đặc biệt hoàn thành việc xây dựng phương án phục hồi gửi Ban kiểm soát đặc biệt trong thời hạn bao lâu?
Pháp luật
Công ty tài chính bao thanh toán có được bao thanh toán đối với khoản phải thu đã được sử dụng để đảm bảo cho nghĩa vụ nợ khác không?
Pháp luật
Công ty tài chính có phải là tổ chức tín dụng phi ngân hàng không? Có được phép nhận tiền gửi của cá nhân?
Pháp luật
Công ty tài chính tổng hợp có được cho vay có kỳ hạn giấy tờ có giá với tổ chức tín dụng không? Chỉ dược dùng vốn điều lệ cho các hoạt động nào?
Pháp luật
Công ty tài chính bao thanh toán có phải là công ty tài chính chuyên ngành? Công ty tài chính bao thanh toán được nhận tiền gửi không?
Pháp luật
Công ty tài chính tổng hợp được thực hiện hoạt động bao thanh toán không? Nguyên tắc thực hiện bao thanh toán?
Pháp luật
Công ty tài chính chuyên ngành là gì? Công ty tài chính chuyên ngành được thành lập công ty con hay không?
Pháp luật
Công ty tài chính chuyên ngành được thành lập, tổ chức hoạt động dưới hình thức công ty gì? Công ty nào được thực hiện hoạt động ngân hàng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công ty tài chính
935 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công ty tài chính Dự trữ bắt buộc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công ty tài chính Xem toàn bộ văn bản về Dự trữ bắt buộc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào