Công ty sản xuất phim có nội dung kích động bạo lực có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì bị xử phạt thế nào?
Công ty sản xuất phim có nội dung kích động bạo lực có vi phạm pháp luật không?
Công ty sản xuất phim có nội dung kích động bạo lực có vi phạm pháp luật không, căn cứ theo điểm h khoản 1 Điều 9 Luật Điện ảnh 2022 quy định:
Những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh
1. Nghiêm cấm hoạt động điện ảnh có nội dung sau đây:
...
g) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;
h) Kích động bạo lực, hành vi tội ác bằng việc thể hiện chi tiết cách thức thực hiện, hình ảnh, âm thanh, lời thoại, cảnh đánh đập, tra tấn, giết người dã man, tàn bạo và những hành vi khác xúc phạm đến nhân phẩm con người, trừ trường hợp thể hiện các nội dung đó để phê phán, tố cáo, lên án tội ác, đề cao chính nghĩa, tôn vinh giá trị truyền thống, văn hóa;
i) Thể hiện chi tiết hình ảnh, âm thanh, lời thoại dâm ô, trụy lạc, loạn luân;
...
Theo đó pháp luật nghiêm cấm hoạt động điện ảnh có nội dung kích động bao lực, hành vi tội ác bằng việc thể hiện chi tiết cách thức thực hiện, hình ảnh, âm thanh, lời thoại, cảnh đánh đập, tra tấn, giết người dã man, tàn bạo và những hành vi khác xúc phạm đến nhân phẩm con người.
Trừ trường hợp thể hiện các nội dung đó để phê phán, tố cáo, lên án tội ác, đề cao chính nghĩa, tôn vinh giá trị truyền thống, văn hóa.
Như vậy công ty sản xuất phim có nội dung kích động bạo lực là vi phạm pháp luật.
Sản xuất phim có nội dung kích động bạo lực có vi phạm pháp luật không? (Hình từ Internet)
Công ty sản xuất phim có nội dung kích động bạo lực sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Công ty sản xuất phim có nội dung kích động bạo lực sẽ bị xử phạt bao nhiêu, theo Điều 6 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về nội dung bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động điện ảnh có một trong các nội dung sau đây, trừ hành vi sản xuất phim tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài có giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam bị thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 13 Luật Điện ảnh:
a) Xuyên tạc lịch sử dân tộc, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; thể hiện không đúng, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
b) Tiết lộ bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về an ninh mạng;
c) Kích động bạo lực, hành vi tội ác bằng việc thể hiện chi tiết cách thức thực hiện, hình ảnh, âm thanh, lời thoại, cảnh đánh đập, tra tấn, giết người dã man, tàn bạo và những hành vi khác xúc phạm đến nhân phẩm con người, trừ trường hợp thể hiện các nội dung đó để phê phán, tố cáo, lên án tội ác, đề cao chính nghĩa, tôn vinh giá trị truyền thống, văn hóa;
...
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ các hoạt động sản xuất phim tại Việt Nam; phát hành phim; phổ biến phim; quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc xin lỗi cá nhân bằng văn bản đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy phim hoặc buộc xoá bỏ phim hoặc buộc gỡ bỏ phim trên không gian mạng hoặc buộc loại bỏ nội dung vi phạm trong phim và những vật phẩm liên quan đến phim có nội dung quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 1 Điều này.
Lưu ý: Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP quy định: "Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.”
Theo đó sản xuất phim có nội dung kích động bạo lực sẽ bị xử phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân, đối với tổ chức bị xử phạt từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Ngoài ra, trường hợp vi phạm còn bị đình chỉ các hoạt động sản xuất phim tại Việt Nam; phát hành phim; phổ biến phim; quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh từ 01 tháng đến 03 tháng. Buộc tiêu hủy phim hoặc buộc xoá bỏ phim hoặc buộc gỡ bỏ phim trên không gian mạng hoặc buộc loại bỏ nội dung vi phạm trong phim và những vật phẩm liên quan đến phim.
Như vậy, công ty sản xuất phim có nội dung kích động bạo lực sẽ bị xử phạt từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như đã nêu.
Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường có quyền xử phạt công ty sản xuất phim có nội dung kích động bạo lực không?
Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường có quyền xử phạt công ty sản xuất phim có nội dung kích động bạo lực không, căn cứ theo khoản 6 Điều 71 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
...
6. Quản lý thị trường xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7; khoản 4 và khoản 5 Điều 9; Điều 13; các khoản 5, 6, 7 và 8 Điều 15; khoản 2 Điều 16; điểm c khoản 6 Điều 18; điểm đ khoản 7 Điều 20; khoản 5 Điều 21; các Điều 31, 33 và 34; điểm a và điểm b khoản 1 Điều 35; Điều 36; Điều 48 và Mục 4 Chương III Nghị định này.
...
Theo phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường, thì cơ quan này có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính nêu trên và không có hành vi sản xuất phim có nội dung kích động bạo lực.
Như vậy, hành vi vi phạm này không thuộc thẩm quyền xử phạt của Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?