Công ty nông nghiệp phải lập phương án sử dụng đất đối với phần diện tích đất nào sau khi có kết quả rà soát?
- Cơ quan nào có thẩm quyền rà soát hiện trạng sử dụng đất của công ty nông nghiệp đang quản lý, sử dụng?
- Công ty nông nghiệp phải lập phương án sử dụng đất đối với phần diện tích đất nào sau khi có kết quả rà soát?
- Công ty nông nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đối với phần diện tích đất giữ lại khi nào?
Cơ quan nào có thẩm quyền rà soát hiện trạng sử dụng đất của công ty nông nghiệp đang quản lý, sử dụng?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 181 Luật Đất đai 2024 như sau:
Đất do các công ty nông, lâm nghiệp quản lý, sử dụng
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức rà soát hiện trạng sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp đang quản lý, sử dụng đất mà có nguồn gốc nông, lâm trường trên địa bàn về vị trí, ranh giới quản lý, sử dụng đất; diện tích đất đang sử dụng đúng mục đích; diện tích đất sử dụng không đúng mục đích; diện tích đất không sử dụng; diện tích đất đang giao, giao khoán, khoán trắng, cho thuê, cho mượn, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư, bị lấn, bị chiếm, đang có tranh chấp;
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền tổ chức rà soát hiện trạng sử dụng đất của các công ty nông nghiệp đang quản lý, sử dụng đất mà có nguồn gốc nông trường trên địa bàn về các nội dung sau:
- Vị trí, ranh giới quản lý, sử dụng đất; diện tích đất đang sử dụng đúng mục đích;
- Diện tích đất sử dụng không đúng mục đích;
- Diện tích đất không sử dụng;
- Diện tích đất đang giao, giao khoán, khoán trắng, cho thuê, cho mượn, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư, bị lấn, bị chiếm, đang có tranh chấp.
Công ty nông nghiệp phải lập phương án sử dụng đất đối với phần diện tích đất nào sau khi có kết quả rà soát? (Hình từ Internet)
Công ty nông nghiệp phải lập phương án sử dụng đất đối với phần diện tích đất nào sau khi có kết quả rà soát?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 68 Nghị định 102/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Quy định chi tiết lập, thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất
1. Căn cứ kết quả rà soát quy định tại khoản 2 Điều 67 Nghị định này, công ty nông, lâm nghiệp có trách nhiệm lập phương án sử dụng đất đối với toàn bộ diện tích đang quản lý, sử dụng để xác định cụ thể phần diện tích dự kiến giữ lại để tiếp tục sử dụng và phần diện tích dự kiến bàn giao về địa phương.
Phần diện tích đất công ty nông, lâm nghiệp giữ lại phải nằm trong đề án, phương án về sắp xếp công ty nông, lâm nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp chức năng, nhiệm vụ của công ty, hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất của địa phương; đối với diện tích đất công ty nông, lâm nghiệp giữ lại mà đang giao, giao khoán, khoán trắng, cho thuê, cho mượn, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư, bị lấn, bị chiếm, đang có tranh chấp, thì công ty phải có phương án xử lý dứt điểm và thuyết minh rõ trong phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp.
...
Như vậy, công ty nông nghiệp phải lập phương án sử dụng đất đối với toàn bộ diện tích đang quản lý, sử dụng để xác định cụ thể phần diện tích dự kiến giữ lại để tiếp tục sử dụng và phần diện tích dự kiến bàn giao về địa phương.
Phần diện tích đất công ty nông nghiệp giữ lại phải nằm trong đề án, phương án về sắp xếp công ty đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp chức năng, nhiệm vụ của công ty, hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất của địa phương;
Đối với diện tích đất công ty nông nghiệp giữ lại mà đang giao, giao khoán, khoán trắng, cho thuê, cho mượn, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư, bị lấn, bị chiếm, đang có tranh chấp, thì công ty phải có phương án xử lý dứt điểm và thuyết minh rõ trong phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp.
Lưu ý: Cũng theo Điều 68 Nghị định 102/2024/NĐ-CP thì nội dung phương án sử dụng đất của công ty nông nghiệp, bao gồm:
- Căn cứ lập phương án sử dụng đất;
- Phân tích, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh;
- Định hướng sử dụng đất, phương hướng nhiệm vụ, phương án sản xuất, kinh doanh cụ thể của công ty nông, lâm nghiệp;
- Đánh giá tác động của phương án sử dụng đất đến kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và phương án sản xuất, kinh doanh;
- Các giải pháp tổ chức thực hiện đối với phần diện tích đất công ty nông, lâm nghiệp giữ lại;
- Xác định vị trí, ranh giới, diện tích đất, hiện trạng sử dụng đất khu vực đất bàn giao cho địa phương.
- Thuyết minh phương án sử dụng đất.
Công ty nông nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đối với phần diện tích đất giữ lại khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 69 Nghị định 102/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Tổ chức thực hiện phương án sử dụng đất
1. Căn cứ vào phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp đã được phê duyệt, cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất cho công ty nông, lâm nghiệp đối với phần diện tích công ty nông, lâm nghiệp giữ lại; thực hiện thu hồi và chỉnh lý giấy chứng nhận đã cấp (nếu có);
b) Ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất;
c) Cấp Giấy chứng nhận đối với phần diện tích giữ lại cho công ty nông, lâm nghiệp sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định;
d) Thực hiện thu hồi và chỉnh lý giấy chứng nhận đã cấp (nếu có); xác định vị trí, diện tích đất theo quy định điểm d khoản 1 Điều 181 Luật Đất đai và tổ chức bàn giao trên thực địa cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất để tổ chức thực hiện phương án sử dụng đất đã lập;
đ) Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi phần diện đất theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 181 Luật Đất đai, tổ chức bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất để lập phương án sử dụng đất.
...
Như vậy, căn cứ vào phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp đã được phê duyệt, cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đối với phần diện tích đất giữ lại sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?